Kết quả tìm kiếm: ton-ngo-khong

[Phim hoạt hình] Tây Du Ký (lồng tiếng)

Administrator 22/07/2011 15:45:02 10,123 16

Phim hoạt hình "Tây Du Ký" chính thức phát sóng trên HTV3 bắt đầu từ ngày 27/01/2011 vào lúc 19g30 các ngày thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

Với hy vọng làm mới câu chuyện đã nằm lòng, cũng như mang đến những cám xúc khác lạ cho các bạn nhỏ yêu thích chuyến phiêu lưu mạo hiểm của năm thầy trò Đường Tăng (Đường Tam Tạng), Trí Việt Media (TVM Corp.) đã mua lại bản quyền và áp dụng phương pháp kĩ thuật lồng tiếng đặc trưng của mình vào bộ phim hoạt hình Tây Du Ký. Giờ đây các bạn nhỏ sẽ cảm thấy sự quen thuộc khi được nghe tiếng Việt phát ngôn từ những nhân vật hoạt hình truyền thuyết của Trung Quốc. Những âm thanh chiến đấu mãnh liệt hoặc những âm thanh dù rất nhỏ trong bộ phim, đều được chăm chút lồng tiếng để tạo nên cảm giác gần gũi như thể: hằng ngày các bạn đã nghe âm thanh đó trong cuộc sống…




 

Tây Du Ký bắt nguồn từ một câu chuyện có thật về một nhà sư trẻ Đường Thái Tông đã một mình sang Ấn Độ tầm sư học đạo. Câu chuyện có thật vốn mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa với năm nhân vật: Chú khỉ lông lá Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông, cùng sự gan dạ, lòng tôn sự trọng đạo; anh chàng Trư Bát Giới phàm ăn, hay vướng vào tơ tình nam nữ; Sa Ngộ Tịnh hiền lành, chất phác; Đường Tăng kiên cường, thành tâm hướng Phật; và Ngựa bạch vốn là thái tử của Long Vương, giờ là đồ đệ của Đường Tăng với lòng trung thành và tôn kính sư phụ đáng quý…

 




 

Câu chuyện kể về chặng đường tầm sư học đạo của nhà sư đời Đường bỗng dưng trở thành chuyến thỉnh kinh đầy gian khổ mà năm thầy trò Đường tăng đã bao phen rơi vào cảnh nguy nan, trải qua 81 kiếp nạn, đối mặt với nhiều yêu ma có tài phép, pháp lực cao cường cũng như mưu mô xảo quyệt luôn tìm cách ăn thịt Đường tăng để trường sinh bất tử…



 

Hình ảnh cùng với con đường đến Tây Trúc thình kinh của bốn thầy trò Đường tăng lần lượt được chuyển thể thành phim truyền hình rồi phim hoạt hình với tựa đề Tây Du Ký. Và dù đã quá quen thuộc với câu chuyện huyền thoại này, thì bộ phim vẫn khiến cho khán giả mọi lứa tuổi, mọi vùng miền yêu thích và ủng hộ… Giờ đây, mời cả nhà cùng đón theo dõi bộ phim hoạt hình Trung Quốc Tây Du Ký mới lạ hơn với kĩ thuật lồng tiếng chuyên nghiệp!

Số tập hiện tại: 52 tập (thiếu tập 28) (hết). Sẽ cập nhật lại 1 tập thiếu và một số tập bị lỗi trong thời gian tới.

Xem online tại đây: Phim hoạt hình: Tây Du Ký online

Xem thêm »

[Phim hoạt hình] The Monkey King - Tề Thiên Đại Thánh

Administrator 18/06/2011 09:49:17 5,935 0



 



Theo truyền thuyết, Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và đã học được nhiều thần thông biến hóa và võ công (hầu quyền). Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến hóa (Thất thập nhị huyền công - Địa Sát), gấp hai lần số phép của Trư Bát Giới, con lợn (heo) yêu quái cũng là đệ tử của Tam Tạng.

Ngộ Không được trường sinh bất lão, có phép đổi hình, có thể bay lộn trên mây (Cân đẩu vân) và có một cây gậy "Như ý Kim Cô" (hay Như Ý Kim Cang Bổng) có thể thay đổi kích thước, được đặt sau tai Ngộ Không, hay được dùng để đập yêu quái. Cây gậy này được Ngộ Không "cướp" từ Đông Hải Long Vương.
Gậy như ý là vũ khí chính của Ngộ Không, tương truyền nó được Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng để đo biển và trời, nặng Một vạn ba ngàn năm trăm (13500) cân, có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được. Ngộ Không cũng lấy được một số món quà khác từ Đông Hải Long Vương và các Long Vương khác như áo giáp, giày bằng kim cang huyền thiếc. Ngộ Không có thể tùy thích gọi ra bộ giáp này để ra oai.

Về sau, Ngộ Không còn nhận được 3 chiếc lá dương liễu thần từ Quan Âm Bồ Tát và một món "quà" khác mà Ngộ Không chẳng hề muốn là chiếc Vòng Kim Cô gây đau đầu mỗi khi Đường Tam Tạng niệm chú. Chiếc vòng này biến mất khi Ngộ Không thành Phật.

Tôn Ngộ Không học được phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư; Tổ Sư đã đặt cho con khỉ này tên "Ngộ Không". Khi họ chia tay, Bồ Đề Tổ Sư tin rằng con khỉ sẽ gặp chuyện không hay, căn dặn Ngộ Không không được cho ai biết sư phụ là ai.

 


Dịch: VT TeamSub
 

Xem thêm »