(1-2) Pháp môn Niệm Phật và 13 vị tổ Tịnh Ðộ - Phật Âm
Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!
Miêu tả
Pháp môn Niệm Phật và 13 vị tổ Tịnh Ðộ
Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!
© 2024 Phật Âm. All rights reserved
Bình luận (19)
MẮT NHÌN PHẬT 800 CÔNG ĐỨC
TAI NGHE NIỆM PHẬT 1200 CÔNG ĐỨC
LƯỠI NIỆM PHẬT 1200 CÔNG ĐỨC
THÂN LẠY PHẬT1200 CÔNG ĐỨC Ý NHỚ TƯỞNG PHẬT 1200 CÔNG ĐỨC (KINH PHÁP HOA)
Trong kinh nói: “ Người nào chí tâm niệm Phật, được mười món công đức như sau:
1.- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.
2.- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3.- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4.- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5.- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6.- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán rằng buộc.
7.- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8.- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9.- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật
10.- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng!"
Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có phân tích đến sự lợi ích của sự lạy PHẬT (còn gọi là lễ PHẬT): “Lễ PHẬT một lễ thì từ đầu gối trở lên đến đầu đều có ngôi Chuyển-Luân Thánh-Vương hiển hiện phù trì” và cũng thâu hoạch được 10 thứ công đức là:
MƯỜI CÔNG ĐỨC LẠY PHẬT
1.- Được sắc thân tốt đẹp.
2.- Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.
3.- Không sợ sệt giữa đông người.
4.- Được chư Phật giúp đỡ.
5.- Đầy đủ oai nghi lớn lao.
6.- Mọi người đều nương theo mình.
7.- Chư Thiên cung kính.
8.- Đủ phước đức lớn.
9.- Lúc lâm chung được vãng sanh.
10.- Mau chứng quả Niết Bàn.
(Một lạy còn được công đức như vậy, huống chi lạy Phật nhiều).
KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT
1. Trích yếu lời phán định hai cách tạp tu và chuyên tu Tịnh nghiệp của đại sư Thiện Ðạo đời Ðường
Hỏi: Vì sao chẳng dạy tu quán mà chỉ dạy thẳng chuyên xưng niệm danh hiệu?
Ðáp: Chúng sanh chướng nặng, cảnh vi tế mà tâm thì thô phù, thần thức lao chao nên khó thành tựu pháp quán. Vì thế, đức Ðại Thánh bi mẫn khuyên ngay nên chuyên xưng danh hiệu, chính là vì danh hiệu dễ xưng, hễ niệm liên tục liền vãng sanh.
Nếu có thể niệm niệm liên tục, lấy lúc hết mạng làm hạn thì mười người tu mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người được sanh. Vì sao vậy?
Do vì không có tạp duyên bên ngoài nên được chánh niệm, vì tương ứng với bổn nguyện của Phật, vì chẳng trái giáo pháp, vì thuận theo lời Phật.
Nếu bỏ chuyên niệm để tu tạp nghiệp thì trong trăm kẻ hiếm có một hai [người được vãng sanh], trong cả ngàn người hiếm được ba bốn.
Vì sao vậy? Vì tạp duyên loạn động, đánh mất chánh niệm; vì chẳng tương ứng với bổn nguyện của Phật; vì trái nghịch giáo pháp, vì chẳng thuận lời Phật; vì hệ niệm chẳng tương tục; vì tâm chẳng liên tục nghĩ báo ân Phật; vì tuy tu hành mà thường tương ứng danh lợi; vì ưa gần tạp duyên gây chướng ngại chánh hạnh vãng sanh của mình lẫn người.
Xin hết thảy mọi người khéo tự suy nghĩ. Ði, đứng, nằm, ngồi đều phải chú tâm khắc kỷ, ngày đêm đừng quên. Trong niệm trước vừa mạng chung thì trong niệm sau liền sanh, vĩnh viễn hưởng pháp lạc vô vi cho đến khi thành Phật, há chẳng phải là vui sướng lắm ư?
Nhận định:
Ấn Quang đại sư nói:
“Hòa Thượng Thiện Ðạo là hóa thân của Phật A Di Ðà, ngài dạy về chuyên tu nghĩa là: thân nghiệp chuyên lễ (phàm nhiễu Phật và trong hết thảy mọi nơi, thân chẳng phóng dật đều là thân nghiệp chuyên lễ cả); khẩu nghiệp chuyên xưng (hễ khi nào tụng kinh trì chú mà có thể chí tâm hồi hướng thì đều có thể gọi là chuyên xưng cả); ý nghiệp chuyên niệm thì vãng sanh Tây Phương, trong cả vạn trường hợp chẳng sót trường hợp nào!
Tạp tu nghĩa là kiêm tu nhiều pháp môn và hồi hướng cầu vãng sanh. Do tâm chẳng thuần nhất nên khó có lợi ích. Ðấy là lời thành thật phát xuất từ miệng vàng, là khuôn phép ngàn xưa chẳng thay đổi được!”
Xin các hành nhân một dạ chuyên tu, lấy trọn đời làm hạn để cầu quyết được vãng sanh.
Bài 2
Di huấn của đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Viết bởi Tuệ Minh
Nếu như lời nói chẳng tương xứng việc làm, tín lực hời hợt, chẳng có tâm luôn giữ cho niệm niệm tiếp nối, ý nhiều phen gián đoạn; lại toan cậy vào sự tu tập lười biếng thế ấy mà mong lúc lâm chung được vãng sanh thì chỉ e rằng sẽ bị nghiệp chướng ngăn trở, khó gặp được thiện hữu, bị gió, lửa bức bách, chẳng giữ nổi chánh niệm!
Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Theo đoạn kinh giảng về chín phẩm vãng sanh trong Quán kinh thì sở dĩ có sự thăng giáng, phẩm vị thượng, hạ là vì chẳng ngoài hai tâm sau đây:
a. Một là Ðịnh Tâm như tu Ðịnh, tập Quán.
b. Hai là Chuyên Tâm: chỉ niệm danh hiệu, dùng các điều lành hỗ trợ, vun bồi; hồi hướng, phát nguyện nhưng phải trọn đời quy mạng, suốt đời chuyên tu.
Trong lúc nằm, ngồi, thường hướng về phương Tây. Trong lúc đi kinh hành, lễ kính và khi niệm Phật, phát nguyện phải khẩn thiết, siêng gắng, dốc trọn lòng thành, không có niệm gì khác, giống như lúc sắp bị xử chém, hoặc đang trong vòng tù tội, hoặc đang bị oán tặc truy đuổi, hoặc đang bị nước, lửa bức bách, nhất tâm cầu được cứu độ, nguyện thoát nỗi khổ, mau chứng vô sanh, rộng độ hàm thức, thiệu long Tam Bảo, thề báo tứ ân. Chí thành như thế ắt sẽ chẳng luống công!
Nếu như lời nói chẳng tương xứng việc làm, tín lực hời hợt, chẳng có tâm luôn giữ cho niệm niệm tiếp nối, ý nhiều phen gián đoạn; lại toan cậy vào sự tu tập lười biếng thế ấy mà mong lúc lâm chung được vãng sanh thì chỉ e rằng sẽ bị nghiệp chướng ngăn trở, khó gặp được thiện hữu, bị gió, lửa bức bách, chẳng giữ nổi chánh niệm!
Vì sao thế? Lúc hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả. Nhân có chắc thật thì quả mới chẳng hư dối. Nếu muốn được lâm chung mười niệm thành tựu thì phải dự bị sẵn phương tiện, tom góp công đức để hồi hướng về lúc đó; niệm niệm chẳng thiếu sót thì lúc ấy mới không luống uổng vậy!
Hoặc có kẻ hỏi: Công đức của việc đi kinh hành niệm Phật và ngồi niệm Phật như thế nào?
Ðáp: Ví như căng buồm đi ngược nước dù là cũng có thể đến nơi được, nhưng so với việc thuận nước căng buồm thì biết ngay khó dễ. Ngồi niệm Phật một tiếng đã tiêu trừ được tội lỗi trong cả tám mươi ức kiếp thì công đức đi kinh hành niệm Phật còn biết đến đâu? Vì thế có bài kệ rằng:
Kinh hành năm trăm vòng
Niệm Phật một ngàn tiếng
Thường tu hành như thế
Tự thành Phật Tây phương
Nếu lễ bái thì khuất phục được vô minh, thâm nhập bến Giác, mạng chung vãng sanh, mau chứng Niết Bàn.
Thiền Tịnh Tứ Liệu Giản
Có Thiền, không Tịnh Ðộ
Mười người, chín chần chừ
Nếu ấm cảnh hiện tiền.
Chớp mắt đi theo nó.
Không Thiền, có Tịnh Ðộ
Vạn người tu, vạn đỗ
Chỉ được thấy Di Ðà
Lo chi chẳng khai ngộ.
Có Thiền, có Tịnh Ðộ
Khác nào hổ thêm sừng
Ðời này làm thầy người
Ðời sau thành Phật, Tổ.
Không Thiền, không Tịnh Ðộ
Giường sắt và cột đồng
Muôn kiếp với ngàn đời
Trọn không ai nương dựa
Trích yếu: sách Vạn Thiện Ðồng Quy
của đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ đời Tống
1. Trích yếu lời phán định hai cách tạp tu và chuyên tu Tịnh nghiệp của đại sư Thiện Ðạo đời Ðường
Hỏi: Vì sao chẳng dạy tu quán mà chỉ dạy thẳng chuyên xưng niệm danh hiệu?
Ðáp: Chúng sanh chướng nặng, cảnh vi tế mà tâm thì thô phù, thần thức lao chao nên khó thành tựu pháp quán. Vì thế, đức Ðại Thánh bi mẫn khuyên ngay nên chuyên xưng danh hiệu, chính là vì danh hiệu dễ xưng, hễ niệm liên tục liền vãng sanh.
Nếu có thể niệm niệm liên tục, lấy lúc hết mạng làm hạn thì mười người tu mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người được sanh. Vì sao vậy?
Do vì không có tạp duyên bên ngoài nên được chánh niệm, vì tương ứng với bổn nguyện của Phật, vì chẳng trái giáo pháp, vì thuận theo lời Phật.
Nếu bỏ chuyên niệm để tu tạp nghiệp thì trong trăm kẻ hiếm có một hai [người được vãng sanh], trong cả ngàn người hiếm được ba bốn.
Vì sao vậy? Vì tạp duyên loạn động, đánh mất chánh niệm; vì chẳng tương ứng với bổn nguyện của Phật; vì trái nghịch giáo pháp, vì chẳng thuận lời Phật; vì hệ niệm chẳng tương tục; vì tâm chẳng liên tục nghĩ báo ân Phật; vì tuy tu hành mà thường tương ứng danh lợi; vì ưa gần tạp duyên gây chướng ngại chánh hạnh vãng sanh của mình lẫn người.
Xin hết thảy mọi người khéo tự suy nghĩ. Ði, đứng, nằm, ngồi đều phải chú tâm khắc kỷ, ngày đêm đừng quên. Trong niệm trước vừa mạng chung thì trong niệm sau liền sanh, vĩnh viễn hưởng pháp lạc vô vi cho đến khi thành Phật, há chẳng phải là vui sướng lắm ư?
Nhận định:
Ấn Quang đại sư nói:
“Hòa Thượng Thiện Ðạo là hóa thân của Phật A Di Ðà, ngài dạy về chuyên tu nghĩa là: thân nghiệp chuyên lễ (phàm nhiễu Phật và trong hết thảy mọi nơi, thân chẳng phóng dật đều là thân nghiệp chuyên lễ cả); khẩu nghiệp chuyên xưng (hễ khi nào tụng kinh trì chú mà có thể chí tâm hồi hướng thì đều có thể gọi là chuyên xưng cả); ý nghiệp chuyên niệm thì vãng sanh Tây Phương, trong cả vạn trường hợp chẳng sót trường hợp nào!
Tạp tu nghĩa là kiêm tu nhiều pháp môn và hồi hướng cầu vãng sanh. Do tâm chẳng thuần nhất nên khó có lợi ích. Ðấy là lời thành thật phát xuất từ miệng vàng, là khuôn phép ngàn xưa chẳng thay đổi được!”
Xin các hành nhân một dạ chuyên tu, lấy trọn đời làm hạn để cầu quyết được vãng sanh.
Bài 2
BÁO THÂN NÀY, ĐỒNG SANH CỰC LẠC, ĐỒNG KIẾN MI ĐÀ, ĐỒNG NGỘ VÔ SANH, ĐỒNG THÀNH PHẬT ĐẠO. NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT
BÁO THÂN NÀY, ĐỒNG SANH CỰC LẠC, ĐỒNG KIẾN MI ĐÀ, ĐỒNG NGỘ VÔ SANH, ĐỒNG THÀNH PHẬT ĐẠO. NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT
1
1