Tu Học Phật Pháp Phải Tìm Ra Chân Ngã - Pháp Sư Tịnh Không

Tu Học Phật Pháp Phải Tìm Ra Chân Ngã - Pháp Sư Tịnh Không

3,471 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ - 2138- Tu Học Phật Pháp Phải Tìm Ra Chân NgãURL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObcmi32XqGGOmk0KCM2i79Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn: 02-039-317Thời gian từ: 01h32m53s20 - 01h39m46s23Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/"Hựu a tự, không nghĩa. Nhất tâm pháp thể bổn tự hư vọng tướng không vô cố". Nhất tâm là chân tâm. Tất cả tướng hư vọng trong thế và xuất thế gian, là không vô. Nó không tồn tại, không có tướng hư vọng. Ngài Huệ Năng nói, tự tánh thanh tịnh tâm không hư vọng. Vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, năng sanh vạn pháp. Đây là bản lai diện mục của tự tánh thanh tịnh tâm. Thật hiếm có ngài nói một cách rõ ràng như vậy, nói một cách đơn giản như vậy. "Di tự, giả hữu nghĩa. Chân không diệu hữu. Nhất tâm bình đẳng, chư pháp như huyễn giả hữu cố. Thể không tịch, tướng giả hữu. Đà tự, trung đạo nghĩa, nhất tâm bình đẳng, chư pháp ly nhị biên, vô định tướng khả đắc cố".Trung đạo là gì? Trung đạo chính là bình đẳng tâm. Không thiên về không cũng không thiên về có. Vì sao? Vì không và có là một không phải hai. Có ở trong không, không ở trong có, bất tức bất ly. Nên Bồ Tát thị hiện trong mười pháp giới gọi là tùy duyên diệu dụng. Tùy duyên là cùng với mọi người không có gì khác. Diệu dụng là gì? Là tâm địa thanh tịnh, không nhiễm chút trần. Đây gọi là diệu! Tâm của Bồ Tát thường ở trong thanh tịnh bình đẳng giác, không giống chúng ta. Tâm chúng ta thường ở trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Thiệt thòi quá lớn. Chúng ta khởi tâm động niệm, tương ưng với phiền não, không tương ưng với chân tâm. Khổ chính là do điều này, chẳng thể không biết."Hựu a tự, hữu nghĩa. Nhất tâm thể tướng, bổn hữu bất sanh, vô diệt tận cố". A là pháp thân, là thường tịch quang. Vốn sẵn có, không sanh không diệt. Vô diệt tức là không diệt. Ý này chính là trong câu thứ hai mà ngài Huệ Năng nói, "đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt". Không có sanh diệt. Đây là chân tâm của mình, là chân thật bản ngã của chính mình. Mục tiêu cuối cùng của sự tu học Phật pháp, hay nói cách khác là tìm lại bản lai diện mục của chính mình. Không cần giả ngã, phát hiện bản ngã giả, không phải thật. Ta phải tìm ra chân bản ngã. Chân ngã chính là pháp tánh thân, chân ngã chính là A Di Đà. Chân ngã chính là Lô Xá Na, chân ngã chính là Đại Nhật Như Lai. Đức Phật không phải đã nói rất rõ ràng rồi sao? "Tất cả chúng sanh vốn là Phật". Chúng ta vốn là Phật mà. Chúng ta là vị Phật nào? Toàn bộ danh hiệu của các vị Phật này đều là danh hiệu của ta. Ta và các ngài không hai không khác. Trung Phong thiền sư nói rất hay, tâm ta tức là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật tức là tâm ta. Tâm này là chân tâm, không phải vọng tâm.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.