Tìm Khổ Vui Đều Không Thể Được (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

Tìm Khổ Vui Đều Không Thể Được (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

1,738 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ - 2126- Tìm Khổ Vui Đều Không Thể Được [Phụ đề]URL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObIvAa6SAluvI84NpKlJM3Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn: 02-039-313Thời gian từ: 00h51m09s11 - 00h56m58s26Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/Cảnh giới hư vọng và cảnh giới chân thật dung hợp lại thành một thể. Đây là chân tướng sự thật. Chân không chướng ngại vọng, vọng cũng không chướng ngại chân. Giống như hình ảnh trên ti vi vậy. Chân là gì? Chân là màn hình, vọng là sắc tướng ở trong đó. Dù có nhiều kênh, mấy trăm mấy ngàn kênh cũng không sao. Quan trọng là nó có chướng ngại màn hình chăng? Không chướng ngại. Màn hình vĩnh viễn cũng không bị ta làm nhiễm ô. Đây chính là điều mà ngài Huệ Năng nói: "Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh". Hình ảnh là động, màn hình là tĩnh, "vốn không dao động". Hình ảnh có sanh diệt. Màn hình bất sanh bất diệt, không sanh diệt. Sanh diệt chẳng trở ngại không sanh diệt, không sanh diệt chẳng trở ngại sanh diệt. Từ màn hình ti vi với hình ảnh, chúng ta lãnh ngộ được đạo lý thâm sâu trong kinh Phật nói. Trong đây quí vị sẽ hiểu và minh bạch. Sau đó quay đầu nhìn lại hoàn cảnh hiện thực hoàn toàn tương đồng với đạo lý này. Viên dung vô ngại. Rồi sau đó ta mới hiểu được, một niệm giác chính là diệu dụng khế nhập chân như. Giống như đang nằm mộng vậy, đột nhiên biết được mình bây giờ đang nằm mộng. Giác ngộ rồi. Chưa giác ngộ là mê. Có khổ, có khổ có vui. Sau khi giác ngộ, tìm khổ vui đều không thể được. Vui ở đâu? Người này rất vui, đó là giả tướng. Trên màn hình là giả tướng. Màn hình nhất định không có vui. Nó hoàn toàn thanh tịnh, không nhiễm chút trần nào. Hình tướng trong đó là huyễn tướng không có thật. Vui cũng như vậy, khổ cũng là như vậy. Khổ hay vui đều bất khả đắc. Người này gọi là người hiểu rõ, người này gọi là người giác ngộ. Giác ngộ rối ráo gọi là Phật. Người Ấn Độ gọi là Phật Đà. Đây đều là tuỳ duyên diệu dụng, phương tiện thị hiện. Bên dưới nói: "Chư căn lợi độn". Quan sát chúng sanh này có nhiều thiện căn, rất rõ ràng! Có thể nhìn thấy quá khứ của chúng sanh trong nhiều đời nhiều kiếp đã làm gì, để khế cơ mà giáo hoá. "Xứ xứ tự thuyết danh tự bất đồng, niên kỷ đại tiểu. Diệc phục hiện ngôn đang nhập niết bàn". Đức Thế Tôn khi còn tại thế đã thị hiện như thế. Tám tướng thành đạo, đặc biệt là chú trọng về giáo hoá chúng sanh. Trong tám tướng thành đạo gọi là chuyển pháp luân.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.