Tiêu Chuẩn Của Chánh Giác Là Gì (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

Tiêu Chuẩn Của Chánh Giác Là Gì (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

2,694 1 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ: 2102- Tiêu Chuẩn Của Chánh Giác Là Gì ? [Phụ đề]URL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObIvAa6SAluvI84NpKlJM3Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn:02-039-306Thời gian từ: 01h06:36:03 - 01h18:22:14Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/Nên Bồ Tát tâm chánh, hành vi chánh có thể khiến vô lượng chúng sanh, cũng gọi là pháp giới, cũng có thể tương ưng với pháp giới. Pháp giới là tự tánh, là chân như pháp giới. Mặc dù không thể trực tiếp tương ưng, nhưng cũng gián tiếp tương ưng. Thật không thể nghĩ bàn. Nên họ cũng đã phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm, tâm này tức là chân như bổn tâm. A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề dịch thành chữ hán có nghĩa là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Trước nói đến chánh giác là tam bồ đề tâm. Tam bồ đề là phạn ngữ, dịch thành chữ hán chính là Chánh Giác. Người thế gian có giác ngộ chăng? Chẳng thể nói họ không có giác ngộ. Đức Phật nói họ tuy có giác ngộ, nhưng giác ngộ của họ không chánh. Đối với Đức Phật tiêu chuẩn của chữ chánh này là gì? Chúng ta cần phải hiểu rõ ràng. Đối với Đức Phật tiêu chuẩn của chữ chánh này là buông bỏ phiền não. Giai đoạn thứ nhất gọi là kiến tư phiền não, trong kinh Hoa Nghiêm gọi là chấp trước. Chấp trước chính là kiến tư phiền não. Nếu buông bỏ hết chấp trước đối với tất cả pháp trong thế xuất thế gian, thì giác này gọi là chánh giác. Thế gian có người giác ngộ và người có trí huệ rất nhiều, nhưng họ chưa thực sự buông bỏ kiến tư phiền não. Cũng chính là nói họ chưa buông bỏ chấp trước. Họ còn chấp trước thân này là tôi. Họ còn chấp trước có thật có giả, có thiện có ác, có lợi có hại, có phải có trái. Vẫn còn chấp trước những điều này, những điều này không phải là chánh giác. Vì sao? Bởi có những chấp trước này thì tâm không thanh tịnh. Những chấp trước này buông bỏ thì tâm được thanh tịnh. Người đó là ai? Đó là A la hán, Bích chi Phật. Họ hoàn toàn đoạn tận kiến tư phiền não, phục hồi tâm thanh tịnh. Đây gọi là tam bồ đề tâm. Tâm thanh tịnh là chân tâm không phải vọng tâm. Lên cao hơn nữa là Tam miệu tam bồ đề. Tam miệu là chánh đẳng, chánh đẳng ngang bằng với Phật. Đương nhiên còn chưa thành Phật, chỉ mới ngang bằng Phật, là Bồ Tát. Bồ Tát chẳng những không còn chấp trước, mà phân biệt cũng không còn. Nói cách khác A la hán, Bích chi Phật vẫn còn phân biệt nhưng không còn chấp trước. Bồ Tát thì đến ý niệm phân biệt cũng không còn, không còn khởi nữa. Nửa sau của Kinh Kim Cang là nói về Bồ Tát, còn ở trước là nói về A la hán. Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Họ đã phá bốn tướng. Nửa sau của kinh Kim Cang nói phá tứ kiến. Vô ngã kiến, vô nhân kiến, vô chúng sanh kiến, vô thọ giả kiến. Kiến là gì? Là ý niệm. Ý niệm đều không còn nữa. Cao hơn so với A la hán... - Xem tiếp bài giảng - https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharing

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.