Thể Của Niết Bàn (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

Thể Của Niết Bàn (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

1,882 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ - 2088 - Thể của Niết Bàn [Phụ đề]URL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObIvAa6SAluvI84NpKlJM3Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn: 02-039-303Thời gian từ: 00h53m25s13 -- 01h00m17s26Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/Nghĩa thứ hai "Niết bàn chi thể, bài trừ chư chướng, vô ngại tự tại, vị chi đạo". Cách nói này cũng rất hay. Thể của niết bàn, tự thể của niết bàn là vô ngại tự tại. Nó không có chướng ngại, nhưng bây giờ đã có chướng ngại. Chướng ngại gì? Có ba loại phiền não chướng: Vô minh phiền não, kiến tư phiền não, trần sa phiền não. Trong kinh Hoa Nghiêm đổi danh từ, gọi là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Vọng tưởng chính là vô minh phiền não. Phân biệt chính là trần sa phiền não. Chấp trước chính là kiến tư phiền não. Mổi loại đều là vô lượng vô biên nói không cùng tận. Những tập khí phiền não này trong tự tánh hoàn toàn không có. Nên nói thể của niết bàn không có phiền não. Chúng ta buông bỏ hết những phiền não này thì thể của niết bàn liền xuất hiện, nó sẽ hiện tiền. Thể của niết bàn, ngôn ngữ của chúng ta không cách nào diễn tả hết được, không nói ra được. Tâm tư chúng ta không cách nào nghĩ ra được, không thể nào nghĩ đến được. Đây là thật. Thể của niết bàn trong triết học gọi là bản thể của vũ trụ vạn hữu. Từ xưa đến nay các nhà khoa học đều nghiên cứu, cho đến bây giờ cũng không thể nói ra được. Bản thể rốt cuộc là gì? Có rất nhiều cách nói, nhưng đều không thể khiến người ta tâm phục khẩu phục. Chỉ có trong kinh điển đại thừa dùng thể của niết bàn để hình dung nó. Thật ra đây là thể tánh, chính là tự tánh. Vì sao không thể nói? Vì sao không thể nghĩ? Vì nó không có hình tướng. Trong Tịnh độ tông dùng thường tịch quang để hình dung. Thường là vĩnh hằng bất biến, bất sanh bất diệt. Tịch là thanh tịnh bất động. Ngài Huệ Năng nói, "đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh'. Nói về thanh tịnh. Câu thứ tư ngài nói, "'đâu ngờ tự tánh vốn không dao động', chính là bất động. Xưa nay chưa từng động, là thanh tịnh. Câu thứ hai là nói bất sanh bất diệt. Toàn bộ là nói đến thể của niết bàn. Ngài còn nói câu thứ ba, "đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ". Trong thể này nó vốn là như vậy. Nó tuy không có gì nhưng lại có tất cả, chỉ là nó không hiện ra. Nó không hiện, nhưng cái gì nó cũng có. Trong kinh Pháp Hoa Đức Thế Tôn đem bổn tự cụ túc nói ra một cách cụ thể. Ngài nói tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tương của Như Lai. Đây chính là đem câu "đâu ngờ đâu tự tánh vốn tự đầy đủ" của ngài Huệ Năng nói ra một cách cụ thể. Nó đầy đủ điều gì? Đầy đủ trí tuệ, đầy đủ đức năng, đầy đủ tướng hảo. Nó vốn tự đầy đủ. Nhưng ba loại này trong tánh đức không tìm thấy. Năm căn nhãn nhĩ tỷ thiệt thân không cách nào tiếp xúc được nó. Nó không phải hiện tượng vật chất, nên không tiếp xúc được. Cũng không phải hiện tượng tự nhiên. Ta dùng tâm tư để nghĩ cũng không sao nghĩ được. Vì sao? Bởi nó không phải hiện tượng tinh thần. Tư tưởng của chúng ta đối với hiện tượng tinh thần có thể với tới được.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.