Không Sợ Niệm Khởi, Chỉ Sợ Giác Chậm - Pháp Sư Tịnh Không

Không Sợ Niệm Khởi, Chỉ Sợ Giác Chậm - Pháp Sư Tịnh Không

2,509 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ:2225 - Không Sợ Niệm Khởi, Chỉ Sợ Giác ChậmURL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObcmi32XqGGOmk0KCM2i79Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn:02-039-359Thời gian từ: 00h12:33:18 - 00h17:39:23Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharing&pageId=115956873076142074436#listNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/ http://www.amtb.tw/enlighttalk/enlighttalk_find.asp?web_key=1&web_search=Cổ nhân nói không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Niệm khởi là tập khí nên đương nhiên nó sẽ khởi, không khởi thì quý vị là thánh nhân chứ không phải phàm phu. Nhất định sẽ khởi, khởi thì phải làm sao? Niệm thứ nhất khởi lên là ác niệm, nếu ý niệm tham sân si mạn nghi khởi lên, niệm thứ hai là A Di Đà Phật, sẽ đè bẹp nó xuống. Đây gọi là thật niệm Phật, gọi là biết niệm Phật. Chính là dùng câu Phật hiệu này để chế phục tập khí phiền não. Đây là lấy đá đè cỏ. Còn công phu thành phiến thì niệm niệm đều là Phật A Di Đà, tạp niệm nhất định không thể xâm nhập, xâm nhập là xen tạp, nó nhất định không xen tạp. Quý vị xem, chúng ta đang niệm Phật, đang đọc kinh. Thường có vọng niệm xen vào, như vậy không được. Xen vào một vọng niệm, sẽ làm cho công phu bị phá hoại. Nên công phu niệm Phật, niệm đến tạp niệm này không thể xâm nhập vào, không xen vào được. Đây gọi là công phu thành phiến. Đây không phải là nhất tâm bất loạn mà là công phu thành phiến. Công phu thành phiến cũng có tam bối cửu phẩm. Thượng tam bối chính là thượng thượng phẩm, thượng trung phẩm, thượng hạ phẩm. Công phu thành phiến là đới nghiệp vãng sanh. Người ở nơi tam phẩm này công phu cao có thể chế phục được, họ tuỳ ý vãng sanh thế giới Cực Lạc. Chính là nói muốn đi khi nào thì đi. Ý niệm vừa động thì Phật A Di Đà liền biết ngay. Quý vị muốn đi thì Phật A Di Đà sẽ đến. Do đó người học Phật chúng ta biết học Phật là học điều gì? Chính là học điều này. Mọi thứ trong thế gian này đều là giả, bao gồm cả thân thể cũng là giả. Buông bỏ tất cả thế giới thân tâm, đời này nhất định có phần vãng sanh. Sanh đến thế giới Cực Lạc, một đời thành Phật, công đức viên mãn. Không gặp pháp môn Tịnh độ thì điều này rất khó. Vì sao vậy? Vì quý vị cần phải đoạn hết, không thể đới nghiệp vãng sanh, nhất định phải đoạn hết. Đới nghiệp chỉ có pháp môn Tịnh độ. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, chỉ có duy nhất pháp môn này cho phép đới nghiệp. Ngày nay chúng ta muốn thành tựu trong một đời, ngoài pháp môn này ra thì không có pháp môn thứ hai. Tôi học Phật đã 60 năm, kinh luận đại tiểu thừa đều đề cập đến, biết rằng không có năng lực đoạn phiền não. Nên thật thà ngoan ngoãn quay đầu nương tựa Phật A Di Đà, nương tựa kinh Vô Lượng Thọ. Tất cả kinh luận tôi đều có thể buông bỏ, tôi chỉ cần một bộ kinh Vô Lượng Thọ là đủ. Ở thế gian này còn có không ít bạn đồng học, khoảng trên một nữa, có thể đến hai phần ba thích kinh A Di Đà. Sau khi tôi giảng xong bộ kinh này, bây giờ giảng đến một nửa rồi. Nếu còn thời gian, tôi sẽ giảng một biến kinh Di Đà. Để xem thời gian dài hay ngắn. Nếu thời gian dài thì tôi giảng một biến Sớ Sao của ngài Liên Trì, giảng một biến Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư. Còn nếu thời gian ngắn, tôi chỉ giảng Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư. Giảng lại từ đầu một lần. Mười mấy năm trước có giảng một lần. Cảnh giới bây giờ và ngày xưa hoàn toàn không giống nhau. Điều này có thể giúp rất nhiều người tu Tịnh độ, cầu vãng sanh có lợi ích.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.