Khắp Pháp Giới Hư Không Giới Là Một Thể (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

Khắp Pháp Giới Hư Không Giới Là Một Thể (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

2,518 1 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ - 2116- Khắp pháp giới hư không giới là một thể [Phụ đề]URL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObIvAa6SAluvI84NpKlJM3Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn:02-039-310 thời gian từ: 00h31m48s17 -- 00h40m20s22Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/Nguồn gốc chân thật chính là bản tánh chân như. Nó năng sanh năng hiện. Trong triết học nói, nó là bản thể của muôn sự muôn vật trong vũ trụ, đều là từ nó hiện ra. Tất cả hiện tượng mà nó hiện ra chính là tự tánh, tánh và tướng không hai. Cổ nhân dùng vàng và trang sức làm ví dụ. Đem vàng ròng ví với chân thật và bản tánh chân như. Đem trang sức ví với pháp tướng. Ngài Huệ Năng nói năng sanh vạn pháp. Vạn pháp là pháp tướng. Như vậy pháp tánh ở đâu? Pháp tánh và pháp tướng là một thể. Pháp tánh chính là pháp tướng, pháp tướng chính là pháp tánh. Dùng vàng ròng làm thành một vòng tay, vòng tay là tướng. Làm một chiếc nhẫn cũng là tướng, làm một sợi dây chuyền cũng là tướng. Tướng không giống nhau nhưng tánh giống nhau, toàn bộ đều làm bằng vàng ròng. Nên mười pháp giới y chánh trang nghiêm không giống nhau. Tướng không giống nhau nhưng tánh là một. Bản tánh chân như là một tánh. Nên biến pháp giới hư không giới với chúng ta có quan hệ như thế nào? Nhất thể, là một tánh thể. Nhận thức này thật không dễ! Con người thời nay đến cha mẹ cũng coi như không quen biết, còn cãi nhau với cha mẹ, còn chia nhà với cha mẹ. Như vậy thì thành ra thể thống gì. Người xưa nói về hiếu đạo. Quý vị xem chữ hiếu có nghĩa là gì? Chữ hiếu là hội ý, khiến ta nhìn thấy chữ này sẽ hiểu, đời trước và đời sau là một thể. Chữ hiếu ở trên có chữ lão, ở dưới có chữ tử. Lão là đời trước, tử là đời sau. Cả hai trở thành một thể. Điều này nhà Phật nói, quan hệ của pháp tánh và pháp tướng. Pháp tánh là lão, pháp tướng là tử. Là một thể, là một không phải hai. Đây mới là chân tướng sự thật. Chư Phật Bồ Tát thương yêu tất cả chúng sanh, chính là yêu thương tự thể. Chúng sanh mê hoặc điên đảo, nên họ không biết chân tướng sự thật. Họ chỉ biết chính mình và làm tổn thương người khác. Đây là kẻ đại nghịch, là sai lầm lớn. Thân thể của mõi người chúng ta, ngũ quan bên ngoài có nhãn nhĩ tỷ thiệt thân, bên trong có lục phủ ngũ tạng. Nó là nhất thể, là một thể. Không thể nói mắt là lớn nhất, mọi bộ phận khác đều phải nghe nó. Không có như vậy, tất cả đều bình đẳng. Chỗ nào có phiền phức, có khuyết điểm, thì tất cả bộ phận khác đều có phần. Đều được lo lắng, đều được quan tâm, nhưng nhất định phải hợp tác. Vì sao? Vì tất cả đều là nhất thể. Bất cứ chỗ nào trên thân thể có đau bệnh, toàn thân đều cảm nhận được. Nhất định phải trị lành chỗ đau bệnh đó, thì những chỗ khác mới được an. Nếu mỗi khí quản đều bình thường, mỗi tế bào đều bình thường, thì thân thể người đó mạnh khoẻ. Bộ phận nào không mạnh khoẻ, tê liệt, thì chỗ đó sanh bệnh. Nên lục đạo, mười pháp giới là trạng thái của bệnh, là không bình thường. Là mê hoặc điên đảo tạo thành. Nên chư Phật Bồ Tát đến giúp chúng ta, đó không phải là điều nên làm sao? Mê thất tự tánh, không biết là nhất thể, nhưng người tự tánh giác ngộ biết là nhất thể. Biết là nhất thể, thì tự nhiên toàn tâm toàn lực quan tâm chúng ta. Nhưng đối với người mê hoặc điên đảo, quan tâm họ không những không cảm ân mà còn bài xích, sợ chúng ta hại họ. Đây là hai cảnh giới mê ngộ hoàn toàn không giống nhau. Ngày nay chúng ta thật không dễ mới từ mê đi đến giác ngộ. Nhân duyên này trăm ngàn vạn kiếp khó tao ngộ, nỗ lực thêm một chút để bước ra thì nhất định sẽ thành Phật. Vĩnh viễn không còn mê hoặc, vĩnh viễn không thoái chuyển. Đây chính là như thật an trú.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.