Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh viến thăm Trúc Lâm Phụng Hoàng

Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh viến thăm Trúc Lâm Phụng Hoàng

6,758 1 0 0 Người đăng: admin

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

Sáng thứ Hai ngày 09.06.2008, Thiền sư Nhất Hạnh (Sư ông Làng Mai) đã hướng dẫn gần 300 thầy, sư cô và sư chú thuộc tăng thân Làng Mai và Tu viện Bát Nhã đã đến thăm viếng Thiền sư Thanh Từ (Sư ông Trúc Lâm) và tăng thân thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng tại Đà Lạt. 

Đoàn xe khởi hành từ Tu viện Bát Nhã lúc 5:30 giờ sáng và đến thiền viện Trúc Lâm khoảng 8:00 giờ. Đến nơi, tăng thân đã theo Sư ông Làng Mai cùng quý thầy thiền viện Trúc Lâm đi lên nhà tổ. Cùng lúc đó, Sư ông Trúc Lâm cũng từ Thiền viện đi xuống đón Sư ông Làng Mai. Tay bắt mặt mừng, nhị vị thiền sư nắm tay nhau dẫn đại chúng vào lễ tổ. Sau khi lễ tổ, Sư ông Làng Mai và Sư ông Trúc Lâm đã ngồi trên phản để tăng thân đảnh lễ. Sư ông Trúc Lâm đã có đôi lời sách tấn nhắc nhở đại chúng tu học, sư ông Làng Mai chia sẻ những kỷ niệm trong thời gian sống với sư ông Trúc Lâm tại Phương Bối Am ở Đại Lào, Bảo Lộc.

Sư ông Làng Mai kể trước khi rời Phương Bối Am để đi ra nước ngoài vận động chấm dứt chiến tranh Việt Nam vào năm 1962, sư ông đã làm bài thơ "Đề Thiền Duyệt Thất" để tặng Sư ông Trúc Lâm, lúc đó đang cư trú và tu tập tại Thiền Duyệt Thất thuộc Phương Bối Am. Sư ông Làng Mai nhắn nhủ Sư ông Trúc Lâm tiếp tục công trình khôi phục lại thiền tập trong truyền thống tu học của Phật giáo Việt Nam và hứa là mình sẽ truyền bá thiền tập Việt Nam tại hải ngoại và nói là những nổ lực đó của Sư ông Trúc Lâm tại Việt Nam, như là hơi ấm trong bếp lửa hồng, có khả năng nuôi dưỡng sư ông Làng Mai tại hải ngoại, "Chút lửa hồng bếp cũ, Ấm áp bóng chiều sa." Tiếp lời sư ông Làng Mai, sư ông Trúc Lâm cũng kể là trong hai năm ở Thiền Diệt Thuất, nhị vị Thiền sư rất tâm đắc với nhau về việc khôi phục thiền tập trong Phật giáo Việt Nam, và sau nhiều năm nghiên cứu, sư ông Trúc Lâm đã quyết định khôi phục lại dòng thiền Trúc Lâm, một truyền thồng thiền hoàn toàn Việt Nam, do sơ tổ là ngài Điều Ngự Giác Hoàng (vua Trần Nhân Tông) sáng lập. Sư ông Làng Mai cũng chúc mừng Sư ông Trúc Lâm đã có những đệ tử truyền thừa đầy khả năng để tiếp tục dòng thiền của mình. Sư ông Làng Mai cũng chia sẻ là nếu sau này có điều kiện xây dựng lại Phương Bối Am (25 hecta đất vẫn còn đó, nhưng một phần đã bị một số đồng bào nghèo vào cư trú), thế nào cũng xây lại Thiền Duyệt Thất và ngôi nhà Thượng, để ghi lại dấu ấn một thời cùng nhau tu học của nhị vị Thiền sư.

Tiếp theo, nhị vị Thiền sư đã tặng quà cho nhau. Sư ông Trúc Lâm đã tặng bài thơ "Mộng" bằng xà cừ và sư ông Làng Mai đã tặng thư pháp. Sau đó, sư ông Trúc Lâm đã hướng dẫn Sư ông Làng Mai thăm viếng nội viện Thiền viện Trúc Lâm. Sư ông Làng Mai có dịp chia sẻ với ni chúng Thiền viện. Nhị vị thiền sư đàm đạo và dùng trưa với nhau, đến 12 giờ trưa thì chia tay.

Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến viếng thăm và toàn bộ hai bài thơ "Đề Thiền Duyệt Thất" của sư ông Làng Mai và Mộng của Sư ông Trúc Lâm.

Đề Thiền Duyệt Thất

Gối nhẹ mây đầu núi 
Nghe gió thoảng hương trà 
Thiền Duyệt tâm bất động 
Rừng cây dâng hương hoa 

Ta thức dậy một sáng 
Sương lam phủ mái nhà 
Hồn nhiên cười tiễn biệt 
Chim chóc vang lời ca 

Đời đi về muôn lối 
Quan san mộng hải hà 
Chút lửa hồng bếp cũ 
Ấm áp bóng chiều sa 

Đời vô thường vô ngã 
Người khẩu Phật tâm xà 
Niềm tin còn gửi gấm 
Ta vui lòng đi xa 

Thế sự như mộng huyễn 
Quên tuế nguyệt ta đà 
Tan biến dòng sinh tử: 
Duy còn Ngươi với Ta

               1962, Thiền Sư Nhất Hạnh

MỘNG 

Gá thân mộng, Dạo cảnh mộng. 
Mộng tan rồi, Cười vỡ mộng. 
Ghi lời mộng, Nhắn khách mộng. 
Biết được mộng, Tỉnh cơn mộng. 

                    07.1980 , Thiền sư Thích Thanh Từ

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.