Đại Đạo Của A Di Đà Phật - Pháp Sư Tịnh Không

Đại Đạo Của A Di Đà Phật - Pháp Sư Tịnh Không

1,778 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ:2205 - Đại Đạo của A Di Đà Phật URL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObcmi32XqGGOmk0KCM2i79Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn:02-039-349Thời gian từ: 00h49m57:23 - 00h58m57:22Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/Vậy chúng ta lúc ở đời, đối với hoàn cảnh bên ngoài nên dùng thái độ gì? Tùy duyên. Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, không tạo thêm tai ương mới. Tôi không tạo thêm tội nghiệp nữa. Tùy duyên tiêu nghiệp, không tạo tội nghiệp. Làm sao không tạo tội nghiệp? Sáu căn đối với cảnh giới sáu trần tôi không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thì không tạo nghiệp nữa. Khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước là tạo nghiệp.Bồ Tát ứng hóa đến thế gian hóa độ chúng sanh, phàm phu chúng ta học Bồ Tát hóa độ chúng sanh. Có phải là thật hay không? Không phải thật. Vì sao vậy? Vì bản thân quí vị còn chưa độ được, quí vị làm sao mà độ người? Lời này trong kinh Phật cũng thường nói, thường nhắc nhở chúng ta. Ý nghĩa ở đâu? Quí vị coi trọng việc tự độ, tự độ rồi sau đó mới có thể độ người. Một lòng một dạ coi tự độ là chính. Có cần độ chúng sanh không? Nói cho quí vị biết, tự độ chính là độ người, thực sự độ người. Vì sao vậy? Vì trong xã hội quí vị đã nêu lên tấm gương học Phật tốt nhất. Người ta noi theo phương pháp này mà học Phật, chắc chắn thành công, đó chính là độ người. Quí vị có nói nhiều bao nhiêu, người ta chưa chắc đã tin; quí vị thực sự làm ra được, người ta tin tưởng liền. Ngày ngày chúng ta bảo người buông xuống, bản thân lại không buông, như vậy sao được? Đó là giả dối, không phải chân thật. Bản thân phải thực sự buông xuống được, buông xuống không phải nói về sự, sự sự vô ngại, sự lý vô ngại, quan trọng nhất là tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh một mảy trần không nhiễm, trên sự tướng có nhiều hơn nữa, cũng không động tâm. Cho nên họ có năng lực tùy thời vãng sanh. Vì sao vậy? Vì không có tham luyến, không có vướng mắc, không có phiền lo. Sạch sẽ rồi, không còn gì nữa, tự tại rồi, ngay cả thân thể cũng buông xả, hà huống là những thứ ngoài thân!Chư Phật Bồ Tát, chư vị tổ sư đã nêu cho chúng ta một tấm gương tốt này. Trên thực tế, sự việc lớn này, hết thảy chúng sanh cũng nêu cho chúng ta một tấm gương tốt. Chúng sanh bị bệnh, tử vong, quí vị tỉ mỉ quan sát xem, họ có thể mang theo những thứ gì? Thân thể không thể mang đi, tài sản không thể mang đi, tài sản không thể mang đi, địa vị không thể mang đi, tình thân không thể mang đi, không có thứ gì có thể mang đi. Phật dạy chúng ta những thứ không thể mang đi đừng để ở trong tâm; thứ mang đi được phải thường để trong tâm. Thứ mang đi được, chúng ta thử nghĩ xem chúng ta mang những gì? Tôi học Phật được sáu mươi năm rồi, giảng kinh dạy học đến nay đã năm mươi ba năm, tôi thực làm. Giảng kinh dạy học là sự nghiệp suốt đời của tôi, trước nay chưa từng gián đoạn. Ba mươi tháng chạp, mồng một tết tôi cũng giảng kinh như thường lệ, chưa từng nghỉ ngơi. Chỉ có đang trên đường lữ hành, giảng kinh tạm ngừng hai ba ngày, rồi nhanh chóng khôi phục. Nhiều năm kinh nghiệm như vậy, trong pháp đại thừa tôi đã tìm thấy, mang thứ gì đi? Mang Phật A Di Đà đi. Điều này mang theo được. Tôi chỉ cần Phật A Di Đà. Ngoài Phật A Di Đà ra tôi không cần gì nữa. Đạo tràng này cúng dường cho mọi người dùng để tu đạo. Quí vị tận dụng đạo tràng này chăm chỉ học ở đây 10 năm, quí vị sẽ thành Phật, sẽ thành Bồ Tát rồi...

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.