Công Phu Tu Học - Pháp Sư Tịnh Không

Công Phu Tu Học - Pháp Sư Tịnh Không

2,650 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

T.Đ:066 - Công Phu Tu HọcURL danh sách phát: http://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nM8pQet3NTHjPqG8AjavKsgTịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng02-039-040 -Trích ĐoạnThời gian từ:( 00h32m04- 00h43m43 )Video Hoa ngữ gốc download tại: http://www.amtb.tw/enlighttalk/enlighttalk_find.asp?web_key=1&web_search=大經解Nguồn Việt Ngữ - Biên dịch: Tử Hà - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ : http://www.mediafire.com/?b660fz7llnzpbDưới đây nói: "nãi chí thập địa thủy chung bất ly niệm Phật". Bồ tát tu tập tu đến gian đoạn cao nhất, giống như chúng ta đi học, học đến nghiên cứu sở, học lên tiến sỹ. Ở gian đoạn này tu cái gì đây? Toàn bộ là tu pháp môn niệm Phật. Thủy là Sơ địa, chung là Thập địa, từ thủy đến chung không rời niệm Phật. Chúng ta coi Thiện Tài Đồng tử Ngũ thập tam tham, Thập địa thủy chung không rời niệm Phật, chính là nói về Ngũ thập tam tham. Vị thiện tri thức đầu tiên mà Thiền Tài Đồng tử tham vấn, là Kiết Tường Vân tỳ kheo, chúng ta thấy trong Tứ Thập Hoa Nghiêm. Kiết Tường Vân tỳ kheo là địa vị nào? Ngài là Sơ trụ của Viên Giáo, là sơ Địa của Biệt Giáo, Ngài tu pháp môn niệm Phật, ngài tu Ban Châu Tam Muội, chuyên niệm Phật A Di Đà cầu sanh thế giới Cực lạc. Thập địa là Pháp Vân địa, trong kinh Hoa Nghiêm giảng lại càng cao hơn, giảng đến Đẳng Giác, cao hơn một tầng so với Thập địa, đến Ngũ thập tam tham, Thiện Tài Đồng tử tham vấn với Bồ tát Phổ Hiền, Thập đại nguyện vương của Bồ tát Phổ Hiền quy về Cực lạc, là chung! Kiết Tường Vân tỳ kheo là thủy. Thiện Tài Đồng tử ngũ thập tam tham, chuyên niệm Phật A Di Đà, không sai chút nào, trong đó tuy phải trải qua 51 tầng lớp, quảng học đa văn. Mục đích là gì? Mục đích là khai Hậu Đắc Trí. Hậu Đắc Trí là gì? Là vô sở bất tri. Ngài đi tham vấn, tham học khắp nơi, khắp nơi quan sát, khảo sát, học tập, vô sở bất tri, đã làm để cho chúng ta thấy. Vô tri và vô sở bất tri, cùng một lúc cùng một nơi thực hiện, cái này hay quá! Vì sao có thể cùng một lúc cùng một nơi vậy? Vì tướng có tánh không, có là huyễn có, không là chân không, nó không chướng ngại, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại. Cảnh giới này ở đâu vậy? Ở ngay trước mặt chúng ta. Vì sao chúng ta không biết được vậy? Vì chúng ta mê. Làm sao lại mê? Vì bạn có tự tư tự lợi, bạn có ngã kiến, bạn có ngã chấp, có pháp chấp, có phân biệt, có vọng tưởng, chính là ngay đây! Chỉ tiếc bạn không thấy được. Sau khi đại triệt đại ngộ, người ta hỏi bạn, bạn vẫn như thế, không thay đổi chút nào, khi chưa ngộ là như vậy, ngộ rồi cũng vẫn là như vậy. Khi chưa ngộ, trong thiền tông có một công án, đó là một câu chuyện nhỏ rất có ý nghĩa, khi chưa ngộ "thấy núi là núi, thấy nước là nước". Trong quá trình tu học công phu có tiến bộ, thì thấy núi chẳng phải là núi, thấy nước chẳng phải là nước, sau khi đại triệt đại ngộ, thì thấy núi vẫn là núi, thấy nước vẫn là nước. Ba giai đoạn tu tập, nói lên trước khi chưa ngộ, mê mà không giác, trong quá trình tu tập giác mà không mê, nhưng mà không tròn, lệch qua một bên, thật sự giác ngộ rồi, thì mê giác không hai, mê ngộ là một, là một việc. Người giác ngộ hiểu rõ chân tướng sự thật, kẻ mê hoặc thì không biết được, cũng sống qua một đời. Giác không phải là việc khó, chỉ cần chịu buông bỏ một chút, thì trí huệ sẽ mở ra một chút. Chưa chứng được viên giác, thì vẫn còn tạo nghiệp, vì sao vậy? Vì còn tập khí, tập khí phiền não vẫn khởi tác dụng, cho nên vẫn còn tạo nghiệp. Tuy tạo nghiệp, tuy chịu quả báo, nhưng giác ngộ nhanh hơn người khác. Tuy thọ quả báo, nhưng giác ngộ rồi thì có thể chuyển đổi được, chỉ cần chuyển mê thành ngộ, trong môi trường thực tế, bạn có thể chuyển khổ thành vui, ngày nay chúng ta nói người này có thể hóa giải được tai nạn. Nếu là mê thì bạn phải chịu tai nạn, sau khi giác ngộ thì có thể hóa giải được tai nạn, triệt để giác ngộ thì tai nạn không còn nữa, đó chính là cảnh giới không tương đồng

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.