Chùa Hà (Hà Nội) nơi cầu tình yêu - Văn Hóa Việt

Chùa Hà (Hà Nội) nơi cầu tình yêu - Văn Hóa Việt

6,505 0 0 0 Người đăng: admin

Phim tài liệu
Video thuộc các Playlist:

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

Chùa Hà - chùa cầu duyên - Người dân Hà Thành không biết tự bao giờ đã gắn cho chùa Hà một niềm tin tha thiết vào hai chữ "tình duyên"Nếu như những ngôi chùa khác tập trung nhiều tầng lớp trung niên, các cụ già đến lễ bái, giải hạn thì chùa Hà lại được nhiều bạn trẻ biết đến với tên gọi chùa "Tình Yêu". Và đa phần họ đến đây để dâng hương, xin sớ, xem quẻ cầu duyên. Theo các cụ già trong phường kể lại rằng, có nhiều du khách đến chùa Hà cầu nguyện và, sau đó, mọi điều đều như ý. Người này truyền tai nhau người kia rằng chùa Hà rất thiêng, vì thế, chùa luôn thu hút rất nhiều Phật tử cũng như du khách thập phương và là điểm đến vàng của nhiều nam thanh, nữ tú không chỉ ngày Tết mà cả ngày rằm hay mùng 1.Du khách đến lễ chùa Hà, ngoài việc tìm tới sự trong lặng nơi cõi Phật, ai cũng cầu nguyện một tình duyên trọn vẹn. Người đang yêu mong tình yêu đẹp mãi, hạnh phúc mãi; kẻ cô đơn mong sớm tìm được một nửa còn lại. Người già thì cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình. Ai cũng tin Đức Phật từ bi cũng như Thánh Mẫu trên cao sẽ thấu hiểu được lòng mỗi người.Hai chữ "tình duyên" là mối quan tâm của nhiều người trần thế trong suốt cuộc đời. Có lẽ bởi thế chùa Hà luôn đông, và lối vào chùa bày bán tràn ngập hoa hồng - biểu tượng của tình yêu. Những quán lưu niệm quanh chùa Hà cũng bán rất nhiều vòng và nhẫn, mà cái nào cũng đi theo đôi theo cặp Những mâm lễ nhỏ, xinh xắn có hương và hoa hồng đã trở nên quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ dâng lễ ở đền thờ Mẫu để cầu duyên. Thắp một nén hương thơm, chắp tay cúi đầu thành kính trước đức Phật, ai cũng có những cầu nguyện cho riêng mình nhân dịp xuân vềChùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước tọa lạc ở thôn Bối Hà, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Hà Nội; nay làng lên phố nên chùa thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.Theo tích xưa kể lại, chùa được xây dựng từ rất lâu đời, tường xây bằng gạch vồ, lợp lá gồi, xưa có tên là chùa Vồi.Đến đời vua Hy Tông có hai người quê làng Thổ Hà (Bắc Giang) sang trở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong, ngoài thành Thăng Long. Do buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà Hiện nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa. Bên phải chùa là ngôi đình Hà làm hoàn toàn bằng gỗ quý, thờ 2 vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương, thế kỷ VI có công chống giặc Lương.Nhiều du khách đến lễ tại đây băn khoăn không biết lễ ở đâu trước cho phải. Theo hướng dẫn của Ban Quản lý, chùa Hà là một quần thể chùa, bao gồm chùa Hà và đình Hà. Phía sau là đền thờ Mẫu thờ Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian. Muốn cầu tài cầu lộc thì lễ ở điện chính, cầu duyên thì dâng hương ở nhà thờ Mẫu.Chùa Hà có rất nhiều cây cổ thụ, trong đó có cây muỗm cạnh lò hóa vàng hương đã có tuổi đời hơn 300 năm. Mấy năm nay, có lẽ do đã quá già nên chất lượng quả không còn được như xưa. Đa phần quả đều bị khô và rỗng bên trong. Cây khế phía trước sân cũng được gần trăm tuổi, ra hoa và đơm trái quanh năm. Mấy cây đa có nguồn gốc Ấn Độ luôn xanh tốt, rợp bóng sân chùa, đã nhiều lần tỉa bớt cành những vẫn xòe tán rất rộng. Phía trước sân chùa là một chiếc ao hình bán nguyệt, được bao phủ bới nhiều cây xanh. Năm 1995, Chùa Hà đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đến tham quan chùa Hà, ta sẽ tìm thấy những nét đẹp, nét duyên ẩn trong khối kiến trúc hoành tráng, nghiêm trang nhưng rất đỗi bình dị.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.