Bồ Tát Chân Thật Công Đức Tự Giác Giác Tha (Trích Đoạn) - Pháp Sư Tịnh Không

Bồ Tát Chân Thật Công Đức Tự Giác Giác Tha (Trích Đoạn) - Pháp Sư Tịnh Không

2,125 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ:2525- Bồ Tát chân thật công đức tự giác giác thaDanh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQChủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh KhôngTịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-485Thời gian từ: 01h03:05:03 - 01h08:01h07Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE#gridNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/“Thượng dĩ dụ minh”. Thượng là ở trước, dùng ví dụ để nói rõ. Ở sau chính là nói công đức chân thật của Bồ Tát ở cõi này. Chúng ta mới đọc là trong Hữu Văn. “Bồ Tát hiển giáo tự giác giác tha, công đức hoằng pháp lợi sanh”, chúng ta cần phải học tập. “Tâm họ chánh trực”, chánh trực là tâm bồ đề. Trong Khởi Tín Luận nói với chúng ta về tâm bồ đề: Trực tâm, thâm tâm, đại bi tâm_trong Khởi Tín Luận nói như vậy. Trong Khởi Tín Luận nói trực tâm, ở đây gọi là chánh trực. Đây là thể, có thể sẽ có dụng. Chân tâm tự thọ dụng, gọi là thâm tâm- tự thọ dụng. Thâm tâm là gì? Trong chú giải của các bậc cổ đức đều nói như vậy, tâm háo thiện háo đức là thâm tâm. Thực tế, đề Kinh Vô Lượng Thọ nói một cách rất cụ thể: Háo thiện háo đức, là gì? Tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác. Thanh tịnh bình đẳng giác, đây là thiện, đây là đức. Bởi vậy hai ba mươi năm trước tôi giảng về tâm bồ đề, tôi dùng điều này làm thâm tâm, điều này nói một cách rất cụ thể, thâm tâm người nghe không hiểu. Thanh tịnh bình đẳng giác chính là thâm tâm, chính là háo thiện, chính là háo đức. Đại bi tâm chính là tâm đại từ bi, đây là đức lợi tha. Tâm bồ đề có hai tác dụng, một là tự lợi, hai là lợi tha. Tự lợi là thanh tịnh bình đẳng giác, lợi tha là đại từ đại bi. Thế nên bao nhiêu năm nay tôi giảng về tâm bồ đề, tôi nói mười chữ: Chân thành, chân thành chính là ở đây nói chánh trực, là thể của tâm bồ đề. Thanh tịnh bình đẳng chánh giác là tự thọ dụng của tâm bồ đề. Từ bi là tha thọ dụng của tâm bồ đề. Tôi dùng mười chữ này: Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, rất dể hiểu! Chúng ta tu chính là tu điều này, khởi tâm động niệm tương ưng với 10 chữ này, quý vị thật sự phát tâm bồ đề. Nếu trái với 10 chữ này là tâm luân hồi, phàm phu lục đạo, tâm luân hồi. Những việc mà dùng tâm luân hồi làm gọi là nghiệp luân hồi. Việc do tâm bồ đề làm gọi là Bồ Tát đạo, là sự nghiệp của Bồ Tát. Việc giống nhau, nhưng dụng tâm khác nhau, nên quả báo không tương đồng. Nếu là tâm bồ đề, quả báo ở thế giới Cực Lạc. Nếu là tâm luân hồi, sẽ không xa rời được luân hồi lục đạo, điều này vô cùng quan trọng!

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.