Bất nhị, tinh thần thiết yếu của phật pháp - Vô tác, vô hành - Thích Nhất Hạnh

Bất nhị, tinh thần thiết yếu của phật pháp - Vô tác, vô hành - Thích Nhất Hạnh

3,387 0 0 1 Người đăng: admin

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

- Bất nhị, tinh thần thiết yếu của phật pháp
- Vô tác, vô hành
Giảng ngày 06/12/2012 tại Làng Mai, Pháp Quốc

Đăng bình luận.

Bình luận (1)

  • dugia97 Đã thêm Vô Ngã - Vô Tác - Vô Hành
    Giáo lý Phật đà có những bộ ba mà chúng ta không thể tách rới nhau được nếu không sẽ gây nên hiểu lầm trầm trọng lới Phật dạy.

    Một -- Giới Định Huệ
    "Cần phải nhận thức rõ rằng ba pháp giới-định-tuệ luôn cùng hiện hữu mỗi khi một trong ba pháp ấy được hành trì. Trong thực chất, giới-định-tuệ là ba mặt của một vấn đề, là ba điều không thể tách rời mỗi khi đề cập đến giáo lý Phật giáo. -Dức Phạt dạy “Trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh. Giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. ở đâu có giới ở đó có trí tuệ; ở đâu có trí tuệ, ở đó có giới. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh.”[4] Như vậy, mỗi khi đề cập đến một tức là đề cập đến cả ba. Nói khác đi, khi đề cập đến giới là nói đến con đường giải thoát giới định tuệ, nhưng đứng trên bình diện của giới luật để phân tích và bình luận. "
    Trich từ: http://quangduc.com/tamly/31hanhphuc.html

    Bất động địa Bồ Tát ( Acalà )
    Tại bát địa, Bồ-tát đoạn tận tập khí chấp Ngã và chấp Pháp, an trú vào vô tướng mà tự tại du hành độ sinh.
    Trich từ: http://cusi.free.fr/phl/phl0099.htm

    Một giai thoại thiền đươc kể trong nhiều pháp thoại. Chuyên kể rằng:
    "Quang Huệ và Giới Diễn là hai vị thiền sư đều ngộ Đạo. Một hôm trong khi đồng ngồi thiền, nơi tiềm thức của ngài Giới Diễn thoạt nổi lên một niệm sắc ái, ngài liền diệt trừ; song bên kia Quang Huệ thiền sư đã hay biết. Sau khi xuất định, ngài Quang Huệ làm bài kệ có ý trêu cợt ngài Giới Diễn. Giới Diễn thiền sư buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt.
    Ngài Quang Huệ hối hận, gọi đệ tử đến phó chúc rằng: "Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc; vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tăng bảo. Lỗi ấy một phần do ở nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả!"
    Dặn dò xong, ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau, Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn; Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Đông Pha do kiếp trước có tu nên làm quan to trong triều, thông minh trí tuệ mà cũng đa tài đa tình. Ông có đến bảy người thiếp, và thường đem sự thông minh bác lãm của mình mà vấn nạn các vị thiền sư. Về sau Tô Đông Pha bị ngài Phật Ấn chiết phục, ông mới quay lại đường tu."
    Trich từ: http://tanhbietnhiemmau.blogspot.com/2013/01/ chuyen-chuyen-kiep-cua-to-ong-pha-va.html

    Khi vào Bát Địa, bồ tát chúng ngộ toàn triệt Ngã không pháp không, an trú trong vô tướng do vậy tự tại, vô ngại vào ra sinh tử, không một nghiệp lưc nào có khả năng(Vô Tác), thúc đẫy(Vô Hành) sự tái sinh theo một hướng đi nào đó của tâp khí tái sanh mà bồ tát tự tại du hành độ sinh.