Trí Tuệ Từ Thiền Định Mà Có - Pháp Sư Tịnh Không

Trí Tuệ Từ Thiền Định Mà Có - Pháp Sư Tịnh Không

3,009 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ: 2222 - Trí Tuệ Từ Thiền Định Mà CóURL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObcmi32XqGGOmk0KCM2i79Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn:02-039-358Thời gian từ: 01h05:42:28 - 01h10:26:11Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharing&pageId=115956873076142074436#listNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/ http://www.amtb.tw/enlighttalk/enlighttalk_find.asp?web_key=1&web_search=Vô minh chúng ta có, không dể phá trừ. Dùng cách nào để phá vô minh? Phải dùng trí Huệ. Trí huệ từ đâu mà có? Trí huệ từ thiền định mà có, cho nên tâm không định thì không có trí huệ. Giống như nước vậy, nhất định phải tịnh, nhất định phải bất động sạch sẽ, thì mới khởi tác dụng chiếu kiến. Chiếu chính là trí huệ chiếu kiến. Tâm động thì không thể có trí huệ, tâm nhiễm ô cũng không thể có trí huệ? Xã hội ngày nay thiên tai rất nhiều, xã hội loạn động, địa cầu tai biến, rất nhiều người lo lắng. Chúng ta là người học Phật, gặp hoàn cảnh đó phải làm thế nào? Nên biết tâm phải định, tuyệt đối không thể để ngoại cảnh nhiễu loạn. Nhiễu loạn quý vị sẽ chịu khổ. Phải như như bất động, thì từ định sanh huệ, huệ chiếu kiến. Như vậy mới có năng lực giải quyết vấn đề này. Tâm không được hoảng hốt, không thể dao động. Đây là phương pháp tốt nhất để ứng phó tất cả nguy cơ. Các bậc đại thánh hiền trong thế xuất thế gian đều dạy chúng ta như vậy. Thiên tai xảy ra ngay trước mắt vẫn có thể giữ được bình tĩnh, không bị nó làm dao động. Đây gọi là nhân định thắng thiên. Vì sao vậy? Vì định khai trí huệ, dùng trí tuệ giải quyết vấn đề. Đây là ý nghĩa của câu nhân định thắng thiên, là ý nghĩa đích thực của nó. Trong căn bản phiền não, quý vị xem loại đầu tiên. Điều này rất phiền phức. Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, pháp môn nào cũng thành đạo vô thượng. Nên trong Kinh Kim Cang nói, pháp môn bình đẳng không có cao thấp. Điều này tuyệt đối chính xác. Pháp môn tuy bình đẳng, nhưng căn tánh của chúng sanh không bình đẳng, căn tánh không bình đẳng, nghĩa là nói mỗi pháp môn không nhất định khế hợp căn cơ quý vị, pháp môn không khế cơ thì không đạt được lợi ích. Nhất định phải chọn pháp môn thích hợp với căn tánh của mình, mới có thể được lợi ích. Như bệnh phải uống thuốc vậy. Mỗi loại thuốc đều là thuốc tốt, đều để trị bệnh, đều có thể trị lành bệnh. Nhưng mỗi người mắc bệnh không giống nhau, nên dùng thuốc cũng không tương đồng. Nếu dùng sai chẳng những bệnh không lành, mà bệnh còn nặng thêm. Như vậy là sai. Điều này không thể không biết.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.