Tấm Gương Tu Hành Một Đời Thành Phật (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

Tấm Gương Tu Hành Một Đời Thành Phật (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

3,054 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

T.Đ:118 - Tấm gương tu hành một đời Thành Phật {+Phụ Đề}URL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nO2wyWp7LAc329n4YRZsqK7Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn:2010/6/27 đương danh : 02-039-070Thời gian từ: 01h37m01s20 - 01h48m31s23Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Tử Hà - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ : Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/Chúng ta học qua kinh Hoa Nghiêm, thấy Thiện Tài Đồng Tử, ngài là biểu pháp, làm tấm gương của một đời tu hành thành Phật để chúng ta noi theo. Thành tựu một đời của Ngài là chứng đắc cứu cánh viên mãn. C húng ta thấy trong kinh Hoa Nghiêm , Thầy của Ngài là Văn Thù Sư Lợi Bô Tát, và ngài đã khai ngộ trong hội thuyết pháp của Văn Thù Bồ tát. Như chúng ta thường nói minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ. Ngộ rồi khởi tu, sau khi ngộ mới khởi tu. Khởi tu là gì? là tuy đã ngộ rồi, nhưng tập khí phiền não vẫn tồn tại, phải trừ sạch những thứ này, mới có thể chứng quả. Hai vị Bồ Tát này, chúng ta dùng cách nói đơn giản nhất, nghĩa là Bồ Tát Văn Thù dạy ta nhìn thấu, Bồ Tát còn Phổ Hiền dạy chúng ta buông xả. Cho nên Bồ Tát Văn Thù là huệ giải- lý giải, Bồ Tát Phổ Hiền là thật tu. Sau khi Thiện Tài khai ngộ, Bồ Tát Văn Thù kêu Thiện Tài đi tham học, năm mươi ba lần di tham vấn cầu học thì thành tựu. Năm mươi ba tham là gì? chính là xã hội thực tế hiện tại. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như công việc, đối nhân xử thế. Năm mươi ba tham là tượng trưng cho nam nữ già trẻ, các nghành các nghề trong xã hội, và tất cả đều tiếp xúc. Người tốt cũng tiếp xúc, người xấu cũng tiếp xúc,và tiếp xúc với bất cứ người nào. Đó là gì? là qua sự việc để luyện tâm. Ở trong cách đối nhân, xử thế, tiếp vật để rèn luyện, xem quí vị có thể thông qua các cửa này hay không? Đây là chân thật trí tuệ. Ngày xưa thầy Phương giới thiệu kinh Hoa Nghiêm cho tôi, nói đây là chân trí huệ, đã thông qua kiểm nghiệm. Tức là các nghành các nghề trong xã hội đều tiếp xúc qua, từ Đế vương cho đến phàm phu tiểu tốt. Từ người học rộng phẩm đức cao sang, cho đến người tạo các ác nghiệp không biết một chữ đều tiếp xúc hết. Tiếp xúc để luyện gì đây? Luyện không khởi tâm, không đông niệm, không phân biệt, không chấp trước. Luyện như vậy thành tựu được gì? Trong kinh nói là thành tựu thanh tịnh bình đẳng giác. Nếu không thông qua thử thách thực tế này, thì làm sao biết được tâm thanh tịnh bình đẳng giác? Cần thông qua, điều này không dể. Giải ngộ dể dàng, nhưng chứng ngộ thì rất khó, ải nào cũng phải thông qua. Người mà Thiện Tài đi tham học lần thứ nhất là một vị xuất gia -Tỳ Kheo Kiết Tường Vân, vị Tỳ Kheo này tu pháp môn gì? là chuyên niêm A di đà Phật cầu sanh tịnh độ. Người Trung Quốc thường nói " tiên nhập vi chủ". Đây là vị thiện tri thức đầu tiên, do Bồ Tát Văn Thù giới thiệu để Thiện Tài đến tham học. Chúng ta cũng biết, Thầy của Thiện Tài là Văn Thù Sư Lợi, Văn Thù Sư Lợi từ pháp môn này mà thành tựu. Thiện Tài là môn sinh đắc ý được thừa truyền đại pháp của thầy mình, khẳng định không thay đổi pháp môn của Thầy. "Tứ Thập Hoa Nghiêm" quyển thứ 39 nói Văn Thù và Phổ Hiền đều phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc.... ... Vì thế 21 pháp môn này là đem tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn thâu tóm quy nạp vào pháp mônTịnh độ. Toàn là pháp môn niệm Phật, không có pháp nào chẳng phải là pháp môn niệm Phật. Đúng là một là tất cả, tất cả là một. Chúng ta đã thấy trong kinh Hoa Nghiêm, đây là Thập Huyền Môn, thật không thể nghĩ bàn!. Đương nhiên học tập không dể, vì sao? Vì được khai ngộ rồi mới có thể học, còn chưa khai ngộ thì trước phải học cho khai ngộ, sau khi khai ngộ phải trãi qua việc luyện tâm. Như vậy mới thật sự khởi đại dụng, ở đây tức nói là " diệu dụng vô phương".

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.