RAU TÀO KHÊ ( PHẦN 1) - TT. THÍCH THIỆN THUẬN - Thích Thiện Thuận

Featured Videos

RAU TÀO KHÊ ( PHẦN 1) - TT. THÍCH THIỆN THUẬN - Thích Thiện Thuận

2,595 0 0 0 Người đăng: ngothanhhien

Phần 1 2 3 4 5 6 7 8
Pháp thoại
Video thuộc các Playlist:

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả


Ngày 25/10/2015 (13/9 âm lịch) tại giảng đường Chánh Trí, chùa Xá Lợi (quận 3, Tp. HCM), TT. Thích Thiện Thuận đã có buổi thuyết giảng với chủ đề “Rau Tào Khê – phần 1” để giới thiệu giai thoại về một bậc vĩ nhân của Phật giáo.
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”
Tào Khê vốn là một dòng suối trước chùa Hoa Nam – nơi Lục tổ Huệ Năng chứng ngộ, làm cho y báu ngôi chùa trở nên trang nghiêm hơn trở thành thắng tích thánh địa Phật giáo đòi hỏi người đến phải có tâm, có nỗ lực tu tập. Dòng suối Tào Khê là nơi lưu xuất suối từ bi trí tuệ đạo tâm trác tuyệt của một cư sĩ chưa xuất gia được truyền y bát là Lục tổ Huệ Năng (638-713) trở thành một nhân vật hy hữu trong lịch sử Phật giáo. Ngài là người ở Lĩnh Nam sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mất sớm, không được đi học, làm nghề đốn củi nuôi mẹ. Sau khi có cơ duyên nghe Kinh Kim Cang, Ngài đến tìm Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở tận chùa Đông Thiền, xứ Kỳ Châu “chỉ mong cầu đạo thành Phật”. Qua đối đáp, Ngũ Tổ nhìn thấy chàng cư sĩ này có ngộ tánh cao, nhưng sợ nguy hiểm nên bảo ngài Huệ Năng xuống bếp giã gạo tạo phước điền. Suốt 8 tháng giã gạo tại chùa, Lục Tổ vẫn đeo đá trên người chăm chỉ với giã gạo, gánh nước. Một hôm sau khi đọc bài kệ của ngài Thần Tú – một môn đồ xuất chúng của Ngũ Tổ, Ngài Huệ Năng nhờ một người biết chữ viết bài kệ:
Bồ đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai?
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nhận ra kiến tánh của ngài Huệ Năng và biết đến lúc truyền tâm ấn nên xuống bếp gõ vào cối giã gạo 3 cái. Canh 3 đêm đó, Ngài Huệ Năng vào thiền thất phương trượng được Ngũ Tổ khoát áo cà-sa và đọc Kinh Kim Cang. Nghe đến đoạn “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Ngài Huệ Năng đại ngộ nên quỳ xuống đảnh lễ Tổ:
“Nào hay tánh mình vốn không sanh diệt, nào hay tánh mình vốn thanh tịnh, nào hay tánh mình vốn chứa đủ các pháp, nào hay tánh mình vốn không dao động, nào hay tánh mình vốn sanh ra các pháp”.
Ngũ Tổ đem chánh pháp nhãn tạng và y bát trao cho Ngài Huệ Năng trở thành Tổ thứ 6 rồi đưa Lục Tổ qua sông trong đêm. Vì nhìn thấy tâm người ganh đua tỵ hiềm, Ngũ Tổ đã căn dặn y bát chỉ truyền đến Lục Tổ là sau đó không truyền thừa nữa, chỉ truyền pháp để quảng độ chúng sanh; 3 năm sau Ngũ Tổ thị tịch, chánh pháp do Lục Tổ tiếp nối và hoằng truyền đến nay. Trong tích truyện lưu truyền khá phổ biến ở các thiền viện với bức hoạ Ngũ Tổ chèo thuyền đưa Lục Tổ qua sông “Khi mê thầy độ, ngộ rồi con tự độ”.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.