Phi Không Phi Hữu, Đây Là Thật Tướng Các Pháp - Pháp Sư Tịnh Không

Phi Không Phi Hữu, Đây Là Thật Tướng Các Pháp - Pháp Sư Tịnh Không

1,967 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ - 2139- Phi không phi hữu, đây là thật tướng các phápURL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObcmi32XqGGOmk0KCM2i79Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn:02-039-317Thời gian từ: 01h43m59s12 - 01h48m55s19Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/"Hựu a tự, nhân nghĩa. Phật giới chúng sanh. Nhân nhất tâm giác, nhân nhất tâm mê cố". Phật giới chúng sanh, vì nhất tâm mà giác là Bồ Tát. Vì nhất tâm mà mê là chúng sanh. Giác mê đều là Phật giới chúng sanh, giác mê không hai. Giác mê là tướng có giác mê, tánh không có. Sự có giác mê nhưng lý không có. Trong vọng tâm có giác mê, trong A lại da có giác mê, nhưng trong chân tánh không có."Di tự, hành nghĩa. Đoạn nhân pháp nhị ngã, chứng sanh pháp bất không, chí Phật quả cố". Thứ hai là nói về hành. Hành là tạo tác. Điều này rất quan trọng. Nhân ngã, pháp ngã, đây là ngã chấp. Nhân ngã chấp, pháp ngã chấp cần phải đoạn. Nhân ngã chấp là phiền não chướng, pháp ngã chấp là sở tri chướng. Đức Thế Tôn thị hiện cho chúng ta thấy, ngài 19 tuổi xuất gia. Rời xa gia đình để đi cầu đạo, ngài đã buông bỏ nhân ngã chấp. Ngài đi cầu học cầu pháp suốt 12 năm. Đến năm 30 tuổi ngài ngồi dưới cội bồ đề nhập sâu vào thiền định, đem sở học của 12 năm trước buông bỏ hết. Đây gọi là buông bỏ pháp ngã chấp. Hai loại chấp trước đều buông bỏ hết. Ngài đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Đây gọi là thật sự tu hành! Nên chứng đuợc sanh pháp bất không. "Nhất thiết pháp, tướng hữu tánh vô". Nhìn từ tướng là bất không, nhìn từ tánh là bất hữu. Phi không phi hữu, đây là thật tướng các pháp, "chí Phật quả cố". Có thể đạt đến quả vị diệu giác.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.