Niệm Niệm Tương Ứng Niệm Niệm Phật (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

Nếu không xem được video, Bấm vào biểu tượng để xem video.

Niệm Niệm Tương Ứng Niệm Niệm Phật (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

3,198 0 0 0 Người đăng: thienthong

  • Lưu ý: Vui lòng tạm Dừng Video trước khi chuyển sang nghe Audio.

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

T.Đ: 232 - Niệm Niệm Tương ưng Niệm Niệm Phật URL danh sách phát:http://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nMOWQmqcOExIQsGibD2EVsbTịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa- Trích Đoạn : 02- 039 - 126Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngThời gian từ: 01h47m28s03 -- 01h53m07s27Download MP3: https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingVideo Hoa ngữ gốc download tại: http://www.amtb.tw/enlighttalk/enlighttalk_find.asp?web_key=1&web_search=大經解Nguồn Việt ngữ Như Hòa :http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm Vì thế, ở đây, cụ Niệm Tổ nói Niệm Phật tam-muội là Bảo Vương tam-muội, "thậm thâm Thiền Định, tất đổ chư Phật, đô tiêu quy Niệm Phật tam-muội dã" (Thiền Định rất sâu, ắt thấy chư Phật, đều quy về, hòa lẫn trong Niệm Phật tam-muội). Dẫu nói nhiều đến mấy đi nữa, vẫn chẳng lìa khỏi Niệm Phật, vì sao? Niệm Phật là căn bản của căn bản. Trong kinh Đại Thừa, đức Phật thường nói: "Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng. Tâm hiện, thức biến". Đức Phật đã dạy chúng ta tổng cương lãnh, tổng nguyên tắc, nên niệm Phật bèn thành Phật, sanh từ tâm tưởng mà! Ta niệm Phật chẳng thành Phật, [là vì] ta niệm Phật đã xen tạp những thứ bẩn thỉu trong ấy. Xen tạp tự tư tự lợi, xen tạp danh văn, lợi dưỡng, xen tạp tham, sân, si, mạn, nên quý vị công phu chẳng đắc lực. Nếu trong câu Phật hiệu của quý vị chẳng có hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn, lẽ đâu chẳng thành công? Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta "nhiếp trọn sáu căn", nhiếp trọn sáu căn là chẳng xen tạp, không hoài nghi. Không hoài nghi là nhiếp ý căn, không xen tạp là nhiếp năm căn trước, tức mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Công phu tinh thuần, hiệu quả chẳng thể nghĩ bàn! Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật. Niệm Phật là niệm như thế đó! Nhà Phật trọng thực chất, chẳng đặt nặng hình thức, hình thức chẳng quan trọng! Thực chất là gì? Tương ứng là thực chất, tương ứng với thanh tịnh, bình đẳng, giác, tương ứng với nhiếp trọn sáu căn, tương ứng với tịnh niệm tiếp nối, người ấy được gọi là biết niệm, thật sự niệm Phật, biết niệm Phật. Do đó, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, sau khi quý vị thật sự hiểu rõ, liền biết thật sự dễ dàng, chẳng khó tí nào, mấu chốt là buông xuống! Vì sao nó trở nên khó khăn, chẳng nắm chắc như thế? Biến thành khó khăn dường ấy, có kẻ niệm suốt đời, nhưng chẳng nắm chắc vãng sanh? Chẳng nắm chắc là nói thật, chẳng giả. Vì sao chẳng nắm chắc? [Do] trong câu Phật hiệu có xen tạp, có hoài nghi. Có nỗi hoài nghi "ta có thể vãng sanh hay không?" Có nỗi hoài nghi ấy! Làm thế nào để trừ mối nghi ấy? Làm thế nào để trừ xen tạp? Biện pháp duy nhất là nghe giáo, nghe kinh. Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta giảng kinh, thuyết pháp bốn mươi chín năm, nhằm dạy chúng ta đoạn nghi hoặc, đoạn xen tạp. Kinh giáo giảng điều gì? Giảng rõ ràng, minh bạch chân tướng sự thật. Quý vị cũng thật sự hiểu rất rõ ràng, minh bạch, bèn triệt để buông xuống. Vì sao? Biết những thứ ta ưa thích là rỗng tuếch, đúng như kinh Đại Bát Nhã đã nói: "Hết thảy các pháp vô sở hữu, rốt ráo không, trọn chẳng thể được", ngay cả thân thể cũng trọn chẳng thể được! Thật sự hiểu rõ, thật sự minh bạch, cũng chẳng còn dấy vọng niệm, công phu của quý vị liền thuần, niệm Phật đắc lực, chẳng cần lâu lắc, quý vị niệm Phật bảy ngày liền cảm thấy khác hẳn. Lại hỏi quý vị có nắm chắc vãng sanh hay không? Quý vị có thể dám nói "ta nắm chắc vãng sanh".

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.