Niệm Niệm Không Rời Di Đà (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

Niệm Niệm Không Rời Di Đà (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

1,819 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ: 2101- Niệm Niệm Không Rời Di Đà , Tức Là Khởi Vô Lượng Tâm [Phụ đề]URL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObIvAa6SAluvI84NpKlJM3Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn:02-039-306Thời gian từ: 00h53:56:12 - 00h57:57:01Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/"Thâm biểu Pháp Tạng đại sĩ, dĩ vô lượng tâm, phát vô lượng nguyện, khởi vô lượng hạnh. Nhất nhất giai xưng chân như pháp giới, thị cố nguyện vô hư phát, công đức đường quyên". Đó là gì? Đó là nói về người hoằng pháp. Pháp Tạng Bồ Tát đã làm gương cho chúng ta, mong chúng ta học ngài. Lấy tâm vô lượng, chính là "tâm bao thái hư, lượng châu sa giới", phát vô lượng nguyện, chỉ vì một sự việc này. Tất cả đều thành Phật chính là vì điều này. Thành tâm thành ý giúp tất cả chúng sanh viên thành Phật đạo. Như vậy được chăng? Được, rất được. Chính là bộ kinh này, chính là pháp môn này và luôn trì danh niệm Phật. Tự mình làm cho chúng sanh thấy. Cần phải phát nguyện này ngay trong cuộc sống hằng ngày. Bất luận là rảnh rỗi hay bận rộn, mỗi niệm đều không rời Phật, đó chính là khởi vô lượng tâm. Niệm Phật thật không thể nghĩ bàn. Đây là một pháp môn không chướng ngại. Đại chúng thích nghe thì ta niệm lớn tiếng, trong đó có người không thích thì ta niệm thầm. Chỉ niệm trong tâm không niệm ra tiếng. Gọi là kim cang trì, tức miệng niệm nhưng không ra tiếng. Nếu có người nhìn thấy mà chê bai là miệng động, không thích nhìn thấy như vậy thì ta niệm thầm, niệm trong tâm. Bên ngoài không nhìn thấy. Thuận theo chúng sanh, tu tùy hỷ công đức. Đem công đức niệm Phật của chính mình hồi hướng cho những chúng sanh này, nguyện tam bảo gia hộ cho họ. Khiến họ sớm ngày giác ngộ, sớm ngày quay đầu. Năng tín, năng giải, năng nguyện, năng hành. Phải thật sự có tâm này mới thật sự khởi cảm ứng tác dụng. , tất cả đều gọi là chân như pháp giới. Chân như pháp giới chính là tự tánh, niệm niệm tương ưng với tự tánh trí huệ đức năng.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.