Như Thật An Trụ Tức Là Như Như Bất Động - Pháp Sư Tịnh Không

Như Thật An Trụ Tức Là Như Như Bất Động - Pháp Sư Tịnh Không

1,902 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ - 2117- Như Thật An Trụ Tức Là Như Như Bất ĐộngURL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObcmi32XqGGOmk0KCM2i79Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn:02-039-310Thời gian từ: 00h43m45s06 - 00h56m01s27Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/"Hựu thật tướng tức chân như, cố như thật tức thị như như. Như thật an trú tức Kim Cang kinh chi như như bất động dã". Như như bất động, ý nghĩa này rất thâm sâu. Không phải nói là bất động thông thường, không phải ý này. Là nói điều gì? Là nói tâm bất động, ý niệm bất động. Khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước đều buông bỏ hết. Đó gọi là như như, đó gọi là bất động. Chúng sanh có cảm, ngài tự nhiên liền có ứng. Khi ứng thì có động, khi ứng thì hiện thân thuyết pháp. Đức Thế Tôn ứng hoá trên địa cầu này của chúng ta. 3000 năm trước ngài thị hiện cho chúng ta thấy. Ngài trụ thế 80 năm, người xưa gọi là hư tuế_tuổi mụ, 80 năm. Suốt 80 năm có ngày nào ngài bất động. Hàng ngày đều động, trong cuộc sống hằng ngày giáo hoá, khất thực, giải đáp mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống cho tất cả mọi người. Mỗi ngày có bao nhiêu người đến tìm ngài xin thỉnh giáo. Đức Phật từ bi, người đến không cự tuyệt, người đi không lưu giữ. Đức Phật đến thế gian này không vì mục đích gì khác, chính là giúp chúng sanh lìa khổ được vui. Phương pháp ngài sư dụng chính là phá mê khai ngộ. Nên thân hành, thân đang động. Ngôn giáo, miệng đã nói. Làm sao có chuyện bất động? Nhưng thật ra ngài thật sự bất động. Chúng ta nhìn thấy ngài động, nhưng trên thực tế ngài bất động. Ngài như như bất động. Nên trong kinh Bát Nhã Đức Thế Tôn từng nói, suốt cuộc đời thuyết pháp độ sanh ngài chưa từng nói một chữ nào. Nếu có người nói Đức Thế Tôn thuyết pháp, đó gọi là huỷ báng Phật. Ngài phủ định tất cả... - Xem tiếp bài giảng - https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharing ... Chúng ta với ngài cùng nhau nói cười. Ngài dạy chúng ta, nhưng thật ra ngài bất động. Nói cho chúng ta nghe rất nhiều, nhưng nói mà không nói. Làm cho chúng ta rất nhiều việc, nhưng không làm mà làm, làm mà không làm. Như vậy gọi là được đại tự tại, gọi là chân giải thoát. Nó rất lợi ích, không phải là không lợi ích. Tác dụng rất lớn, lớn đến nỗi chúng ta không có cách nào tưởng tượng được. Chỉ có thể dùng bất khả tư nghì để hình dung nó. Như như bất động không phải cảnh giới của phàm phu. A la hán cũng được ít phần. Có một chút như vậy chứ không phải thật. Bồ Tát là đạt được đa phần. Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Mới chứng được như như bất động. Ở thế giới Cực Lạc, phàm là người vãng sanh đều nhập cảnh giới này. Đới nghiệp vãng sanh, nhất phẩm phiền não chưa đoạn tận cũng không thành vấn đề. Đến thế giới Cực Lạc, được oai thần bổn nguyện của 48 nguyện của Phật A Di Đà gia trì, thì chúng ta sẽ đạt được. Vì chúng ta mỗi ngày đều ngồi trong giảng đường của Đức Phật A Di Đà nghe kinh, nghe ngài thuyết pháp. Đồng thời có thể hoá vô lượng vô biên thân, đến mười phương thế giới cúng dường Phật để tu phước. Nghe Phật thuyết pháp để khai mở trí tuệ. Còn tự thân này lại không rời xa Phật A Di Đà, ở ngay trước mặt Phật A Di Đà. Còn vô lượng phân thân đi khắp mười phương thế giới. Như như bất động, tu phước tu huệ.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.