Nên Dùng Điều Gì Để Thể Hội Viên Giác (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

Nên Dùng Điều Gì Để Thể Hội Viên Giác (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

1,461 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

TĐ: 2110- Nên Dùng Điều Gì Để Thể Hội Viên Giác ? [Phụ đề]URL danh sách phát:https://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nObIvAa6SAluvI84NpKlJM3Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Trích Đoạn: 02-039-309thời gian từ: 00h20m22s19 -- 00h30m56s06Tịnh Không Pháp Sư chủ giảngChuyển ngữ: Hạnh Chơn - Biên tập: Bình MinhBài giảng Việt Ngữ: Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/"Viên Giác Kinh vân, vị xuất luân hồi nhi biện viên giác, bỉ quốc giác tánh tức đồng lưu chuyển". Trong kinh Viên Giác nói, vị xuất luân hồi chính là chúng sanh trong lục đạo. Lục đạo chúng sanh đối với sự chứng viên giác của Như Lai, không thể thật sự hiểu rõ, không thể lãnh hội. Ta có thể hiểu rõ, ta có thể lãnh hội, đó chính là hai câu bên dưới "bỉ viên giác tánh, bất đồng lưu chuyển". Lưu chuyển là tâm luân hồi. Viên giác là chân tánh, chân như bổn tánh. Ta dùng tâm phân biệt, tâm chấp trước để nhìn nó. Tánh viên giác biến thành tâm luân hồi. Ta chỉ biết luân hồi, không thể minh tâm kiến tánh. Ở đây hiển thị suy nghĩ đo lường phân biệt không thể hiểu rõ viên giác. Như vậy thì nên dùng điều gì để thể hội viên giác? Không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm không động niệm. Viên giác ở ngay đây, trước mắt chúng ta. Viên giác không hề xa rời chúng ta, mọi lúc mọi nơi vĩnh viễn không xa rời... - Xem tiếp bài giảng - https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharing ... Ta có thể buông bỏ tâm ý thức hay không? Vì sao phải buông bỏ? Bởi nó là hư vọng, không thật có. Tuy không thật, Nhưng hư vọng này có thể trở ngại chúng ta ngộ chân thật, nó chướng ngại chúng ta khế nhập chân thật, nên cần phải buông bỏ. Sau khi buông bỏ nó sẽ không còn chút chướng ngại nào, như vậy ta sẽ được đại tự tại. Ta có thể ngộ được chân thật và có thể khế nhập chân thật. Những đạo lý này, đối với người học Phật chân chánh không thể không biết. Quan trọng nhất là phải đem nó thực hiện trong sinh hoạt hằng ngày. Trong cuộc sống hằng ngày đi cầu chứng. Cầu chứng nhưng không thể có tâm cầu chứng. Vì sao? Tâm cầu chứng là vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vọng tâm không thể kiến tánh. Chúng ta biết là lìa tâm ý thức cầu chứng, thì thật sự sẽ chứng được. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cố gắng xa rời tâm ý thức. Mặc áo ăn cơm, đối nhân tiếp vật. Buông bỏ thức thứ sáu nghĩa là không phân biệt. Buông bỏ Mạt na thức nghĩa là không chấp trước. Buông bỏ A lại da nghĩa là không khởi tâm không động niệm. Như vậy cuộc sống của ta, công việc của ta, đối nhân xử sự tiếp vật chính là Chư Phật Bồ Tát ứng hoá đến thế gian này. Chúng ta sống cuộc sống của chư Phật Bồ Tát, là cuộc sống được đại tự tại. Ta thật sự được đại tự tại. Không chấp trước không phân biệt, không khởi tâm không động niệm là giải. Ta đã khai trừ, giải trừ được phiền não. Sau khi giải trừ sẽ được an lạc. Lạc ở đây là được đại tự tại, không chướng không ngại. Đối với tất cả pháp thông đạt vô ngại, đối với tất cả pháp được đại tự tại. Đây là cảnh giới của chư Phật, là cảnh giới của pháp thân đại sĩ. Đứng về lý mà nói, phàm phu thành Phật đích thực chỉ trong thời gian một niệm. Trong một niệm mà đã thấu triệt gọi là nhìn thấu. Trong một niệm buông bỏ gọi là công phu.

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.