Khởi Tâm Niệm Phật, Đó Là Thủy Giác (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

Khởi Tâm Niệm Phật, Đó Là Thủy Giác (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

2,513 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

T.Đ:42 Khởi tâm Niệm Phật , đó là Thủy GiácURL danh sách phát: http://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nOpLHVXeQEXW7ky1GatR_9l Download MP3- MP4 - DivX : https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE&usp=sharingNguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng02-039-027-Trích ĐoạnThời gian từ: (00h-18m50 -- 00h-25m33)Nguồn Việt ngữ Như Hòa :http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htmCổ thánh tiên hiền Trung Quốc cũng nói kiểu ấy! "Kiến quốc, quân dân, giáo học vi tiên" (xây dựng đất nước, cai trị dân chúng, giáo học làm đầu), dạy từ nơi đâu? Từ gia giáo. Quý vị có gia tộc, gia tộc có gia đạo, có gia quy, có gia học, kể từ khi mẹ có mang đã bắt đầu dạy, thai giáo mà! Con người được dạy dỗ bèn tốt đẹp, nói chung, chúng ta phải nhớ một câu: Nếu thực hiện tốt giáo dục, hết thảy mọi người coi trọng giáo dục của cổ thánh tiên hiền, mọi người trong thế giới này sẽ biến thành A Di Đà Phật, hoàn cảnh đều biến thành thế giới Cực Lạc, chuyện là như vậy đó! Chưa tiếp xúc Phật pháp tức là thiếu duyên phận, chẳng thể nói người ấy không có thiện căn, phước đức, nhân duyên, [chỉ có thể nói là] người ấy chưa có duyên tiếp xúc. Chúng ta đã được tiếp xúc, đã tiếp xúc thì phải giác ngộ. Chẳng giác ngộ sẽ vô dụng, cả đời này vẫn tự tư tự lợi, vẫn tạo tiếng tăm, lợi dưỡng, vẫn tạo nghiệp tam đồ lục đạo. Người ấy chẳng thể lìa bỏ lục đạo và tam đồ trong tự tánh, lìa bỏ chẳng được! Đó là mê, mê rất nặng. Nếu ngày nào đó, người ấy giác ngộ, hễ chuyển biến sẽ biến thành Cực Lạc, sẽ biến thành Phật Di Đà. Phật pháp là pháp thanh tịnh, pháp bình đẳng, chẳng có chúng sanh nào là ngoại lệ, nhất định phải hiểu đạo lý này. Trong Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, Hiền Thủ quốc sư đã giảng hết sức rõ ràng; bài luận văn ấy chẳng dài, chỉ là một cuốn sách nhỏ mỏng manh, nhưng hết thảy những điều được nói trong ấy là chân tướng của nhân sinh và vũ trụ, nói tới duyên khởi của vũ trụ, duyên do của vạn pháp, bản thân chúng ta do đâu mà có. Thật sự khó có, quả thật chẳng dễ dàng, Ngài đã giảng rõ ràng, minh bạch. Thật sự hiểu rõ ràng, hiểu minh bạch. Tiếp theo đó, sách nói: "Khởi tâm niệm Phật thị vi Thỉ Giác" (Khởi tâm niệm Phật là Thỉ Giác), chúng ta khởi lên ý niệm, niệm A Di Đà Phật, quý vị bắt đầu giác ngộ; nhưng chính mình chẳng cảm thấy bản thân ta giác ngộ, do nguyên nhân nào? Quý vị niệm Phật chưa đủ công phu. Nếu quý vị có thể khăng khăng một mực niệm một câu Phật hiệu này, khi niệm bèn buông xuống vạn duyên, vì sao? Chúng quấy nhiễu quý vị. Vì thế, trong kinh giáo, tổ sư đại đức dạy chúng ta nhất tâm niệm Phật, [làm như vậy] sẽ hữu hiệu! Nhất tâm là trong tâm chỉ có một câu Phật hiệu, trừ một câu Phật hiệu ra, thứ gì cũng đều chẳng có, lúc đó mới gọi là "nhất tâm". Nhất tâm là tâm chân thành, nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật. Quý vị có thể giữ được sự chân thành, kinh Di Đà nói quý vị có thể giữ được [sự chân thành ấy] trong một ngày, bậc thượng căn sẽ khai ngộ, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đó là bậc thượng căn, một ngày bèn thành tựu. Kinh nói rất hay, kẻ căn tánh thấp nhất, bảy ngày cũng có thể thành tựu. Có thể chấp trì tới bảy ngày, nhất tâm niệm Phật, trong tâm thật sự chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn, bảy ngày thành tựu. Vì thế, mục tiêu của Tinh Tấn Phật Thất là ở chỗ này

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.