An Thanh Tịnh Tâm (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

An Thanh Tịnh Tâm (Có Phụ Đề) - Pháp Sư Tịnh Không

2,881 0 0 0 Người đăng: thienthong

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

T.Đ:35- An Thanh Tịnh TâmURL danh sách phát: http://www.youtube.com/playlist?list=PL52otoxLK6nOpLHVXeQEXW7ky1GatR_9l Download MP3:http://www.mediafire.com/?69nr87zaw8wrmTịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng02-039-023-Trích ĐoạnThời gian từ: (01h-24m42 -- 01h-31m17)Video Hoa ngữ gốc download tại: http://www.amtb.twNguồn Việt ngữ Như Hòa :http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htmThứ hai, "an thanh tịnh tâm". An ổn tương ứng với tâm thanh tịnh, tâm an, thân an, cũng phải giúp cho hết thảy chúng sanh thân tâm yên ổn. Chúng ta nghĩ tới chính mình, mà cũng phải nghĩ tới người khác, chính chúng ta mong đạt được thì cũng phải giúp người khác đạt được. An như thế nào? Buông xuống liền yên ổn. Nếu quý vị chẳng buông xuống, thân tâm vĩnh viễn chẳng thể yên ổn. Buông ngũ dục lục trần xuống, đấy là bên ngoài, cảnh giới bên ngoài phải buông xuống, bên trong phải buông tham, sân, si, mạn xuống, tâm liền yên ổn. Sống trong thế gian này, hết thảy tùy duyên, chẳng phan duyên, thứ gì cũng đều tốt, chẳng có gì bất hảo, quý vị sống vui sướng lắm, tự tại lắm! Đức Phật dạy chúng ta tùy duyên, đừng phan duyên; phan duyên là chính mình nghĩ nhất định phải như thế nào đó, như vậy thì quý vị sẽ bị khổ. Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, sẽ có vui sướng. "Vị bạt nhất thiết chúng sanh khổ cố" (vì dẹp khổ cho hết thảy chúng sanh), giúp hết thảy chúng sanh lìa khổ được vui, nêu gương cho người khác thấy, thân hành, thân phải làm được [rồi mới] ngôn giáo. Do vậy, chúng ta thấy bậc đại thánh đại hiền xưa nay trong ngoài nước, các Ngài đã chọn nghề nghiệp gì trong một đời? Dạy học, dạy chữ. Thời cổ, người đọc sách bèn theo đuổi sự nghiệp dạy học. Nếu đỗ đạt, họ sẽ ra làm quan. Thi không đậu, sẽ theo nghề dạy học. Thuở ấy, tuy dạy học rất thanh bần, gọi là "cùng tú tài" (tú tài nghèo túng), hết sức vất vả, điều kiện sinh hoạt vật chất rất tệ, nhưng địa vị xã hội rất cao. Vì sao? Người ấy chăm sóc thế hệ kế tiếp, tận lực tiến hành, những gì được nói trong Đệ Tử Quy hiện thời, người ấy đều làm được. Cảm Ứng Thiên người ấy thực hiện được. Quý vị thấy những gì Liễu Phàm Tứ Huấn đã nói, quý vị đều hiểu. Người ấy thật sự làm được, nêu gương rất tốt trong xã hội, biết đủ, thường an vui, tạo thành một phong khí rất tốt đẹp trong xã hội. Con người không có tâm tham, xã hội sẽ yên ổn, nơi ấy sẽ chẳng có tai nạn. Do vậy, tuy những người ấy thoạt nhìn chẳng có gì nổi bật, nhưng đã cống hiến rất lớn đối với xã hội. Nghề thứ hai được xã hội tôn trọng là thầy thuốc. Ở Trung Quốc, vào thuở trước, một là dạy học, được gọi là Phu Tử, thời cổ gọi họ là Phu Tử, tức là thầy; thứ hai là thầy thuốc, thầy lang, được mọi người tôn trọng. Thầy lang giúp đỡ bệnh nhân chẳng đòi hỏi tiền bạc, ông ta là người cứu mạng, làm sao có thể đòi tiền? Bệnh chữa lành rồi, tùy theo gia cảnh mà quý vị tặng một chút lễ vật báo đáp, chứ thầy lang chẳng thể chủ động đòi hỏi. Gia cảnh quý vị khá hơn sẽ tặng nhiều hơn một chút; hoàn cảnh khó khăn, tặng ít một chút. Nếu thật sự rất khó khăn, ngay cả thuốc men thầy lang đều biếu không. Do vậy, [thầy lang] được mọi người tôn kính. Không giống như hiện thời, hiện nay chỉ mong cầu lợi lộc. Tôi nghe nói ở bệnh viện, bệnh nhân bệnh nặng vẫn ở ngoài cửa, lúc không có tiền sẽ chẳng được chữa trị, quá khác biệt so với y đạo thời cổ! Hiện nay có y mà chẳng có đạo; trước đây là có y, có đạo...

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.