Để bước đi vững chải trên con đường hạnh phúc - Thích Minh Niệm

Featured Videos

Để bước đi vững chải trên con đường hạnh phúc - Thích Minh Niệm

927 0 0 0 Người đăng: admin

Pháp thoại
Video thuộc các Playlist:

Bạn không thích video này. Cảm ơn bạn đã phản hồi!

Miêu tả

Sư Minh Niệm || Để bước đi vững chải trên con đường hạnh phúc || Chùa Giác Ngộ || 15.01.2017

* Một vài trích dẫn trong tọa đàm:
1. Bài học lớn nhất cần phải vượt qua, đó là chính mình
2. Kỹ năng cần thiết nhất, quan trọng nhất, mà lại thiếu thôn nhất trogn xã hội hiện nay là kỹ năng làm chủ bân thân mình
3. Đức Phật dạy: ngay cả những cảm xúc dễ chịu, mình cũng phải học cách quản lý và chăm sóc nó.
4. Học cách để quản chế cảm xúc yêu thích của mình, điều tiếc nó một cách hợp lý, sử dụng nó đúng lúc đúng chỗ, là một điều hết sức cần thiết.
5. Hai tâm hồn cô đơn thì không thể giúp nhau bay lên được, mà chỉ ghì nhau xuống, làm tổn thương nhau thôi.
6. Với những cảm xúc thông thường hàng ngày mà mình còn không khống chế được thì với những đối tượng có thể mời lên những cảm xúc rất là dữ dội, làm sao mà mình có thể quản chế được?
7. Khi các bạn thương yêu, các bạn thường chỉ nghĩ đến đối tượng thương yêu mà không nghĩ gì đến bản thân mình. Cho nên khi đối tượng đó thay đổi, khi họ ra đi, thì họ mang theo nụ cười của mình, mình không còn gì để sống nữa.
8. Tôi muốn nhắn nhủ, muốn nói thật nhiều, có thể làm bất cứ cách nào đó, chỉ để các bạn hiểu rằng: “ các bạn chính là người thương yêu mình nhất, chứ không ai khác”
9. Người bạn đời chỉ là một phần của cuộc đời mình thôi. Nếu chia tỉ lệ được, thì các bạn phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình đến 60-70%.
10. Một mối liên hệ cân bằng thì mối liên hệ đó sẽ nhẹ ngàng lắm, đỡ làm phiền nhau, đỡ gây tổn thương cho nhau, mà quan trọng là đỡ phải dựa dẫm vào nhau.
11. Đỡ dựa dẫm vào nhau nghĩa là đỡ mất chủ quyền khi sống chung với nhau. Mỗi người tự làm chủ cuộc đời của mình.
12. Một người muốn tạo ra một giá trị đích thực, một người muốn kết nối sâu sắc với sự sống, một người làm việc gì cũng cho nó tới nơi tới chốn; là nhất định không để cảm xúc chi phối.
13. Hãy cố gắng tập cho mình một thói quen là giảm bớt cảm xúc lại, thay vào đó là sống với sự tỉnh thức.
14. Chỉ có sự tỉnh thức mới giúp các bạn có thể cảm nhận hết những gì đang xảy ra xung quanh trong đời sống.
15. Năng lực tỉnh thức là các bạn luôn sống trong sự tỉnh táo, để nhận biết rất rõ cái gì đang xảy ra trong chính bạn.
16. Hành thiền là một quá trình quan sát, để nhận biết rõ những gì đang xảy ra xung quanh ta, và những gì đang xảy ra bên trong ta.
17. Những gì xày ra bên trong ta, theo Đức Phật, bao gồm: thứ nhất là cơ thể chúng ta, thứ hai là những cảm giác gì đi ngang qua cơ thể chúng ta; thứ ba là những diễn biến tâm lý đang diễn ra.
18. Cảm xúc mà gây nên sự si mê thì có tính chất tàn phá.
19. Hãy trải nghiệm xem là khi bạn kềm chế được cơn cảm xúc, khi đó bạn sẽ có một không gian tự do thanh thản trong lòng, một cảm giác bạn chiến thắng chính mình, một cảm giác bạn không nô lệ cho cảm xúc.
20. Phước có nghĩa là cần phải hướng tới những đối tượng khác để giúp đỡ, để sẻ chia bẳng bất cứ hình thức nào từ thể lực, tinh thần, cho tới điều kiện vật chất. Đức là bạn tu luyện, trao dồi bản thân, diệt trừ tham – sân – si, chuyển hóa những rác rến trong lòng.
21. Một trong những điều mà bạn có thể giữ được cái đức của mình, đó là “đáng hưởng thụ mà không hưởng thụ”

Đăng bình luận.

Bình luận (0)

Hãy là người đầu tiên bình luận.