Phim Phật giáo

[DVD] Phim Phật giáo: Lòng lành đổi tướng thay tên

Administrator 24/09/2011 09:18:35 4,962 1

longlanhdoituongthayten

Lòng lành đổi tướng thay tên

DVD Phim truyện Phật giáo:

LÒNG LÀNH ĐỔI TƯỚNG THAY TÊN

Xem thêm »

[DVD] Phim Phật giáo: Đạt Ma Tổ Sư

Administrator 23/09/2011 13:00:06 9,773 2

Đạt Ma Tổ Sư 

Phim Phật giáo: Đạt Ma Tổ Sư

Biên Dịch: Diệu Pháp Âm

Audio: Tiếng Việt (DPALT)

Sub: Tiếng Trung

Lượng Phim: 1 DVD

Sản Xuất: Hồng Kong

download_button

http://phapthi.net/f/showthread.php/698-DVD-Phim-Phat-giao-Dat-Ma-To-Su

 


 

Một số thông tin về Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma


Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma, ja. bodai daruma), dịch nghĩa là Đạo Pháp (zh. 道法), ~470-543, là Tổ thứ 28 sau Phật Thích-ca Mâu-ni của dòng Thiền Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Các tên gọi khác là: Bồ-đề-đạt-ma-đa-la (zh. 菩提達磨多羅), Đạt-ma-đa-la (zh. 達磨多羅), Bồ-đề-đa-la (菩提多羅), và tên viết tắt thường gặp trong văn cảnh nhà Thiền là Đạt-ma (zh. 達磨).

Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la (sa. prajñādhāra) và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc. Sự tích truyền pháp của Bát-nhã-đa-la cho Bồ-đề-đạt-ma được truyền lại như sau:

Tổ hỏi: "Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?" Bồ-đề-đạt-ma đáp: "Vô sinh vô sắc". Tổ hỏi tiếp: "Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?" Bồ-đề-đạt-ma đáp: "Phật pháp vĩ đại nhất".

Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.

Xem thêm »

[DVD] Phim hoạt hình: Giám Chân Đại Hòa Thượng

Administrator 22/09/2011 19:52:22 3,390 0

Giám Chân Đại Hòa Thượng  

DVD PHIM HOẠT HÌNH

GIÁM CHÂN ĐẠI HÒA THƯỢNG: ĐƯỜNG ĐẾN ĐÔNG ĐỘ


download_button

http://www.mediafire.com/?1qcji7brju0yb

(nguồn: phapthoaitinhdo.net)



MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ GIÁM CHÂN ĐẠI HÒA THƯỢNG

Giám Chân (zh. jiànzhēn 鑒真, ja. ganjin), 688-763, là một nhà sư Trung Quốc theo Nam Sơn tông của giáo phái Luật tông. Sư đến Nhật Bản năm 754 và sáng lập Luật tông (ja. ritsu-shū) nơi đây.

Sư quê ở Dương Châu. Năm 14 tuổi Sư theo cha vào chùa, nhìn tượng Phật cảm động và xin xuất gia. Sư thông Tam tạng, giữ giới nghiêm chỉnh và vì vậy tiếng tăm lừng lẫy. Đến năm 55 tuổi, Sư có ý nguyện đi Nhật Bản vì có hai tăng sĩ người Nhật khẩn thiết mời Sư sang giáo hoá. Môn đệ của Sư ngăn cản vì đường sang Nhật rất nguy hiểm. Sư nghe vậy liền nói: "Đây là việc pháp, tiếc gì tính mệnh, mọi người không đi, một mình ta đi." Nghe vậy nhiều môn đệ xin đi, tổng cộng có 21 người. Chuyến đi hoằng hoá Nhật Bản đầy gian nan. Năm lần thất bại, lần thứ sáu sau 11 năm mới toại nguyện. Trong suốt hành trình này có tất cả 36 Tỉ-khâu chết và chính Sư cũng bị mù hai mắt.

Sư đến Nhật năm 66 tuổi, đem theo rất nhiều kinh sách. Nơi đây, Sư được cả nước Nhật hoan nghênh sùng ngưỡng và được Nhật hoàng phong chức Truyền Đăng Đại Pháp sư. Vì tinh thông y dược nên Sư cũng có cống hiến lớn cho y dược học Nhật Bản. Sư tịch năm 763 sau mười năm truyền bá Luật tông rất thành công tại đây, hưởng thọ 77 tuổi.

(Wikipedia)

 


 

Đại sư đã mang văn hóa rực rỡ của thịnh Đường đến với Nhật Bản, bắt đầu khai mở lịch sử giao lưu hữu nghị giữa Dương Châu và Nhật Bản.

tontuong 1

Tôn tượng Đại sư Giám Chân

Tháng 4 Công Nguyên năm 754, Đại sư Giám Chân thiết lập Giới đàn trước Đại Phật Điện chùa Đông Đại NB, truyền giới Bồ Tát cho kẻ Tăng người tục, lấy Thiên Hoàng Võ Thánh Thái Thượng, Hoàng hậu Quang Minh, Thiên Hoàng Hiếu Khiêm làm người dẫn đầu. Công nguyên năm 759, Đại sư Giám Chân sáng lập chùa Đường Chiêu Đề (Tōshōdai Temple) ở Bình Thành Kinh (Heijōkyō) (nay là thành phố Nara). Hơn nghìn năm nay, mọi người đều biết tại Nhật Bản, Đại sư Giám Chân được nhân dân Nhật Bản tôn xưng là Tổ khai sơn Luật tông, tiên phong tông Thiên Thai, Thỉ tổ của Y dược, cha đẻ của nền văn hóa...

Tại Nhật Bản, có hai tôn tượng Đại sư Giám Chân, một tượng sơn được tôn trí tại chùa Đường Chiêu Đề - Thành phố Nara, là di sản văn hóa cấp Quốc gia Nhật Bản; một tượng bằng chất liệu gỗ tại chùa Đông Đại - Nara, cũng là di sản văn hóa lịch sử trọng yếu cấp Quốc gia Nhật Bản.

tontuong 2

Tôn tượng Đại sư Giám Chân tại "Viện Bảo tàng Giám Chân"

Tôn tượng Đại sư Giám Chân (688 - 763) điêu khắc bằng gỗ được tôn trí trong Thiên Thủ Đường, Giới Đàn Viện chùa Đông Đại, Nara Nhật Bản, cao 78.2 cm, là văn vật quan trọng cấp Quốc gia Nhật Bản, dưới sự bảo tồn dưới thời đại Giang Hộ.

Tháng 4 năm 754 CN, Đại sư Giám Chân thiết lập Giới Đàn trước Đại Phật Điện chùa Đông Đại. Năm 755, Giới Đàn dời về phỉa Tây, và thành lập viện Giới Đàn. Đại sư thì cư trú tại Đường Thiền Viện phía Bắc, Năm 759 CN, sáng lập chùa Đường Chiêu Đề.

Tôn tượng Giám Chân chùa Đông Đại, trùng kiến vào năm thứ 18 Hưởng Bảo (1733), hiện nay phụng thờ trong Giới Đàn Đường. Theo Truyền Ký Giám Chân "Đường Đại Hòa Thượng Đông Trưng Truyện" cho thấy, Đại sư Giám Chân khi còn sanh tiền đã từng dặn dò các đệ tử kiến tạo Ảnh Đường (Từ đường) trong Viện Giới Đàn cho Sư, nhưng chưa được như nguyện. Tôn tượng này tuy tạo vào thời đại Giang Hộ, nhưng đã hoàn thành di nguyện thuở sanh tiền của Đại sư Giám Chân, thì ý nghĩa thật sâu xa.

Nguồn: giacngo.vn

Xem thêm »

[Phim hoạt hình] Tây Du Ký (lồng tiếng)

Administrator 22/07/2011 15:45:02 10,043 16

Phim hoạt hình "Tây Du Ký" chính thức phát sóng trên HTV3 bắt đầu từ ngày 27/01/2011 vào lúc 19g30 các ngày thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

Với hy vọng làm mới câu chuyện đã nằm lòng, cũng như mang đến những cám xúc khác lạ cho các bạn nhỏ yêu thích chuyến phiêu lưu mạo hiểm của năm thầy trò Đường Tăng (Đường Tam Tạng), Trí Việt Media (TVM Corp.) đã mua lại bản quyền và áp dụng phương pháp kĩ thuật lồng tiếng đặc trưng của mình vào bộ phim hoạt hình Tây Du Ký. Giờ đây các bạn nhỏ sẽ cảm thấy sự quen thuộc khi được nghe tiếng Việt phát ngôn từ những nhân vật hoạt hình truyền thuyết của Trung Quốc. Những âm thanh chiến đấu mãnh liệt hoặc những âm thanh dù rất nhỏ trong bộ phim, đều được chăm chút lồng tiếng để tạo nên cảm giác gần gũi như thể: hằng ngày các bạn đã nghe âm thanh đó trong cuộc sống…




 

Tây Du Ký bắt nguồn từ một câu chuyện có thật về một nhà sư trẻ Đường Thái Tông đã một mình sang Ấn Độ tầm sư học đạo. Câu chuyện có thật vốn mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa với năm nhân vật: Chú khỉ lông lá Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông, cùng sự gan dạ, lòng tôn sự trọng đạo; anh chàng Trư Bát Giới phàm ăn, hay vướng vào tơ tình nam nữ; Sa Ngộ Tịnh hiền lành, chất phác; Đường Tăng kiên cường, thành tâm hướng Phật; và Ngựa bạch vốn là thái tử của Long Vương, giờ là đồ đệ của Đường Tăng với lòng trung thành và tôn kính sư phụ đáng quý…

 




 

Câu chuyện kể về chặng đường tầm sư học đạo của nhà sư đời Đường bỗng dưng trở thành chuyến thỉnh kinh đầy gian khổ mà năm thầy trò Đường tăng đã bao phen rơi vào cảnh nguy nan, trải qua 81 kiếp nạn, đối mặt với nhiều yêu ma có tài phép, pháp lực cao cường cũng như mưu mô xảo quyệt luôn tìm cách ăn thịt Đường tăng để trường sinh bất tử…



 

Hình ảnh cùng với con đường đến Tây Trúc thình kinh của bốn thầy trò Đường tăng lần lượt được chuyển thể thành phim truyền hình rồi phim hoạt hình với tựa đề Tây Du Ký. Và dù đã quá quen thuộc với câu chuyện huyền thoại này, thì bộ phim vẫn khiến cho khán giả mọi lứa tuổi, mọi vùng miền yêu thích và ủng hộ… Giờ đây, mời cả nhà cùng đón theo dõi bộ phim hoạt hình Trung Quốc Tây Du Ký mới lạ hơn với kĩ thuật lồng tiếng chuyên nghiệp!

Số tập hiện tại: 52 tập (thiếu tập 28) (hết). Sẽ cập nhật lại 1 tập thiếu và một số tập bị lỗi trong thời gian tới.

Xem online tại đây: Phim hoạt hình: Tây Du Ký online

Xem thêm »

[DVD Phim hoạt hình] Oseam - Gian nan tìm mẹ

Administrator 22/07/2011 15:27:24 4,701 4

















Oseam (Gian nan tìm mẹ) được xây dựng từ truyện ngắn cùng tên, kể về cuộc hành trình đi tìm mẹ của hai đứa trẻ: cậu bé siêu quậy Gilson 5 tuổi và cô chị mù Gami lớn hơn cậu chừng 5, 6 tuổi. Trên đường đi, do một tai nạn ngẫu nhiên, hai đứa trẻ được các vị sư trụ trì chùa đón về nuôi nấng.
Gami dịu dàng nhẫn nại chăm sóc em và phụ giúp những việc lặt vặt trong chùa, còn nhóc Gilson thì quậy tưng, gây nên bao chuyện dở khóc dở cười... Mặc dù được bảo bọc yêu thương nhưng với tính khí hiếu động của một đứa trẻ 5 tuổi khiến Gilson buồn chán với cuộc sống lặng lẽ trong chùa, và cũng bởi một khao khát cháy bỏng trong tâm thức non nớt của cậu nhóc: mong mùa đông chóng qua để tiếp tục lên đường tìm mẹ, thậm chí em chỉ mong được thấy mẹ một lần trong giấc mơ thôi cũng được...

Download DVD:
http://sdrv.ms/QtNHbX

Chú ý: Xem bằng chương trình Window Media Player.

Xem thêm »

[DVD ISO] The life of Buddha - Cuộc đời đức Phật - do BBC sản xuất

Administrator 22/06/2011 11:36:22 5,571 3

Bộ phim này là sản phẩm hợp tác của truyền hình BBC và Discovery. Bộ phim mô tả cuộc đời của Hoàng tử Tất-Đạt-Đa, quá trình Ngài thành Phật – Đáng Giác Ngộ. Bộ phim còn giới thiệu những di chỉ khảo cổ liên quan đến cuộc đời của Đức Phật cũng như giáo lý của Người.

The life of Buddha - Cuộc đời đức Phật


Phật Thích Ca, người sáng lập ra Đạo Phật, được sinh ra trong công viên Lumbini gần Kapilavastu, hiện nay là Nepal gần với biên giới ấn độ. Cái tên Phật Thích ca Gautama được biết qua lịch sử của Phật Thích ca là một sự kết hợp của họ tộc Gautama và tên gọi Phật Thích ca, nó có nghĩa là “Người tu hành đắc đạo”. Mọi tài liệu còn sót lại của Phật thích ca là cuộc sống được viết nhiều năm sau cái chết của ông bằng những phật tử lý tưởng hoá hơn là bởi những sử gia khách quan. Vậy thì, thật khó để phân tích cơ sở lâp luận từ phần lớn những huyền thoại và truyền thuyết được lưu lại. Lịch sử về cuôc đời Phât Thích ca bởi vậy khó thiết lập, nhưng có lẽ phải dựa vào những truyện kể và những học thuyết còn lại để đưa ra được những hình dung đúng đắn về cuộc đời Đức Phật Thích Ca.

Làm phụ đề TV: Hồ Đắc Phương, Trần Thị Phương Thúy, Đào Minh Thư
Hiệu đính: Vương Quang Vũ


Download:
http://phapthi.net/f/showthread.php/831-MP4-AVC-The-life-of-Buddha-Cuoc-doi-duc-Phat-BBC-phu-de-Viet

Xem thêm »

[Phim] Ánh Đạo Vàng - Sự Tích Phật Thích Ca

Administrator 21/06/2011 09:03:17 5,935 1

Xin giới thiệu bộ phim Ánh Đạo Vàng - Sự Tích Phật Thích Ca , dựa theo tác phẩm nổi tiếng của tác giả Võ Đình Cường. Bộ phim nói về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Đây là bộ phim Phật giáo đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.






Định dạng: AVI (convert từ 2 DVD gốc)

Download: http://www.mediafire.com/?v45hao8122boq

Xem thêm »

[Phim hoạt hình] The Monkey King - Tề Thiên Đại Thánh

Administrator 18/06/2011 09:49:17 5,887 0



 



Theo truyền thuyết, Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và đã học được nhiều thần thông biến hóa và võ công (hầu quyền). Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến hóa (Thất thập nhị huyền công - Địa Sát), gấp hai lần số phép của Trư Bát Giới, con lợn (heo) yêu quái cũng là đệ tử của Tam Tạng.

Ngộ Không được trường sinh bất lão, có phép đổi hình, có thể bay lộn trên mây (Cân đẩu vân) và có một cây gậy "Như ý Kim Cô" (hay Như Ý Kim Cang Bổng) có thể thay đổi kích thước, được đặt sau tai Ngộ Không, hay được dùng để đập yêu quái. Cây gậy này được Ngộ Không "cướp" từ Đông Hải Long Vương.
Gậy như ý là vũ khí chính của Ngộ Không, tương truyền nó được Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng để đo biển và trời, nặng Một vạn ba ngàn năm trăm (13500) cân, có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được. Ngộ Không cũng lấy được một số món quà khác từ Đông Hải Long Vương và các Long Vương khác như áo giáp, giày bằng kim cang huyền thiếc. Ngộ Không có thể tùy thích gọi ra bộ giáp này để ra oai.

Về sau, Ngộ Không còn nhận được 3 chiếc lá dương liễu thần từ Quan Âm Bồ Tát và một món "quà" khác mà Ngộ Không chẳng hề muốn là chiếc Vòng Kim Cô gây đau đầu mỗi khi Đường Tam Tạng niệm chú. Chiếc vòng này biến mất khi Ngộ Không thành Phật.

Tôn Ngộ Không học được phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư; Tổ Sư đã đặt cho con khỉ này tên "Ngộ Không". Khi họ chia tay, Bồ Đề Tổ Sư tin rằng con khỉ sẽ gặp chuyện không hay, căn dặn Ngộ Không không được cho ai biết sư phụ là ai.

 


Dịch: VT TeamSub
 

Xem thêm »

Phim: Thiền – Zen (Câu chuyện về Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền - Nhật Bản)

Administrator 18/06/2011 06:48:54 4,930 3

Thiền – Zen (Câu chuyện về Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền - Nhật Bản)

Tập phim nói về Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.

Dōgen sanh năm 1200 trong một gia đình quý tộc tại Kyoto, thân phụ của Dōgen là Kuga Michichika giữ chức vụ quan trọng trong triều đình. Từ nhỏ Dōgen đã tỏ ra rất thông minh. Mới 4 tuổi Dōgen đã biết đọc những bài thơ bằng chữ Hán, năm 9 tuổi đã đọc bản tiếng Hán cuốn Abhidharma (Thắng pháp). Cuộc đời khó khăn vì cha mất khi Dōgen mới lên 2, mẹ mất lúc 7 tuổi. Một người trong họ là Minamoto, một vị quan trong triều đình, đem Dōgen về nhận là con nuôi và tính dạy dỗ Dōgen theo con đường khoa bảng để sau này nối nghiệp. Nhưng vì hoàn cảnh mồ côi sớm đã gây xúc động mạnh khiến Dōgen thấy rõ lý vô thường nên quyết định xuất gia để tìm hiểu ý nghĩa về vấn đề sinh, tử. Đến năm 13 tuổi Dōgen xuất gia tại núi Hiei với thiền sư Kōen thuộc tông Thiên Thai, và được ban cho pháp danh là Buppō-bō Dōgen. Trong khi tu tập Dōgen vẫn thắc mắc, nghi hoặc với vấn đề: theo các kinh điển thì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, vậy tại sao phải khổ công tu hành để chứng đạt được Phật tánh và giác ngộ. Không tìm được sự giải đáp nơi vị trụ trì Kōen nên Dōgen rời đến thiền viện Mii-deraji với vị trụ trì là Kōin nhưng vị này cũng không giải đáp được và có khuyên Dōgen đến gặp thiền sư Myōan Eisai (Minh Am Vinh Tây) tại thiền viện Kenninji (Kiến nhân) ở Kyoto. Thiền sư Eisai (1141-1215), đã qua Trung hoa và đem tông Lâm Tế về truyền bá tại Nhật, được coi là vị tổ khai sáng Thiền tông tại Nhật.

Nhờ sự chỉ dạy của Esai nên Dōgen đã sáng hiểu phần nào nên quyết định ở lại theo học Eisai. Tiếc thay năm sau thì thiền sư Eisai qua đời. Dōgen tiếp tục ở lại thiền viện để theo học thiền sư Myōzen (1184-1225) là người kế thừa Eisai. Nơi đây Dōgen được chỉ dẫn tu tập theo pháp môn tông Lâm Tế và rời bỏ tông Thiên Thai.

Năm 1223 Dōgen lúc đó được 23 tuổi, theo thầy Myōzen qua Trung Hoa để tiếp tục tu học. Trước hết Dōgen đến tu viện Ching-te tại núi T’ien t’ung (Thiên Đồng) thọ giáo vị trụ trì Wu-chi, thuộc tông Lâm Tế. Ở đó Dōgen đã có nhiều tiến bộ trong sự học hỏi về Thiền tông, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn nên sau đó lại đi tham vấn nhiều thiền sư khác. Thất vọng về việc đi tìm học đã lâu mà chưa đem đến kết quả, Dōgen có ý định trở về Nhật thì tình cờ được biết là vị trụ trì ở T’ien t’ung đã qua đời và vị kế nghiệp là Ju-ching (Thiên Đồng Như Tịnh, Tendo Nyojo) (1163-1228), vị tổ thứ 13 tông Tào Động, rất nổi tiếng, nên Dōgen quay trở lại đó.

Thiền sư Ju-ching tổ chức thiền viện rất là nghiêm chỉnh, đặc biệt chú trọng vào việc ngồi thiền. Nương theo gương của sư phụ nên Dōgen ngồi thiền chăm chỉ ngày đêm. Nhờ sự chỉ dạy của Ju-ching nên đã đạt được ước vọng và chứng ngộ, nên trong các tác phẩm sau này Dōgen luôn ghi nhớ công ơn đó. Sau khi đã được chứng ngộ Dōgen vẫn còn ở lại đó để tiếp tục tu hành thêm 2 năm nữa.

Năm 1227 Dōgen quyết định trở về Nhật để truyền bá Thiền tông. Ju-ching chấp thuận việc đó và có tặng cho Dōgen chiếc áo cà sa của Fu-jung Tao ch’ueh (Phù dung Đạo giai) (1043-1118), một vị tổ tông Tào Động, và hai cuốn sách nổi tiếng của tông Tào Động: Pao ching San Mei (Hōkyō Zammai, Bảo cảnh Tam muội) và Wu wei Hsien chueh (Goi Kenketsu) (Goi: Động sơn ngũ vị) cùng một bức họa chân dung của mình. (Yokoi, tr. 32)

Sau khi trở về Nhật Dōgen trở lại thiền viện Kenninji. Ở đó được 3 năm Dōgen thất vọng thấy tình trạng tu hành của tăng đoàn quá suy thoái so với trước. Sư kể lại là thấy các tăng ở phòng riêng, đồ đạc sang trọng, quần áo là lượt, thích nói những danh từ hoa mỹ, còn thì quên cả nghi lễ, chánh pháp. Sư từ giã thiền viện Kenninji và dọn tới thiền viện An’yō-in.

Sau đó sư dọn tới thiền viện Kōshōji và lập thiền đường để huấn luyện tăng ni cùng các cư sĩ. Vì nhu cầu nên sư phải lập thiền đường để có chỗ huấn luyện nhưng sư vẫn luôn nhắc nhở là việc xây chùa lớn nguy nga không phải đương nhiên là dẫn tới giác ngộ. Dù ở trong một chòi nhỏ, dưới gốc cây mà có theo hiểu được lời Phật dạy và hành trì theo đúng pháp thì Phật giáo mới thịnh hành được. Trong buổi khai mạc thiền đường sư nói là qua Trung Hoa thì sư ngộ được là “mắt ngang, mũi dọc”, “tay không” khi trở về Nhật, sư không đem theo một cuốn kinh nào.

Trong thời gian ở thiền viện Kōshōji, Dōgen tiếp tục viết nhiều bài để giảng thêm về Thiền tông, mặc dầu số đệ tử càng ngày càng đông khiến sư không có nhiều thì giờ như trước. Ngoài ra tông phái của sư còn bị các tăng của tông Tendai (Thiên Thai), đang có nhiều thế lực lúc đó, vì ganh tị thấy tiếng tăm, ảnh hưởng của sư mỗi ngày gia tăng nên kiếm đủ cách để ngăn cản, phá rối tới mức là ra lệnh phá thiền viện Kōshōji.

Sư và một số đệ tử phải dời đến một ngôi thiền viện nhỏ là Yoshimine-dera. Nơi đây nhờ sự bảo trợ của quận trưởng Yoshishige có thế lực và rất sùng bái đạo Phật. Sau đó ông quận trưởng xây một ngôi thiền viện vĩnh viễn cho sư trụ trì, đó là thiền viện Daibutsu, mà sau đó được đổi tên là thiền viện Eiheiji (Vĩnh Bình, Eternal Peace) là một trong hai tổ đình của tông Tào Động và cũng là ngôi chùa Thiền tông được coi như lớn nhất của Nhật.

Sư mất năm 53 tuổi tại Kyoto vào ngày 28 tháng 8 năm 1253.

Tác phẩm chính của Thiền sư “Chánh pháp nhãn tạng” đã được dịch ra Tiếng Việt.
Người dịch: Nguyễn Thu Hà
Biên tập: VCĐ

Xem online tại đây: Thiền – Zen (Câu chuyện về Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền - Nhật Bản)

Xem thêm »